Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Khi thực hiện các giao kết và thỏa thuận giữa 2 bên đối với một công việc cần giao khoán, ta sẽ sử dụng hợp đồng khoán việc. Vậy, hợp đồng khoán việc là gì? Pháp luật quy định như thế nào về  hợp đồng khoán việc? Có những điều gì cần lưu ý về loại hợp đồng này? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Hợp đồng thời vụ là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng thời vụ

Hợp đồng khoán việc là gì?

Khái niệm hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc (hay còn gọi là hợp đồng giao khoán công việc) là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và bàn giao cho bên giao khoán kết quả sau khi hoàn thành công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có bao nhiêu loại hợp đồng khoán việc?

Hiện nay, có 2 loại hợp đồng khoán việc: 

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Là hợp đồng mà bên giao khoán trả cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí (chi phí vật chất, chi phí nhân công và lợi nhuận từ việc nhận khoán) để hoàn thành công việc
  • Hợp đồng khoán việc từng phần: Là hợp đồng mà người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động, người giao khoán chỉ trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. 
hop-dong-khoan-viec

Bạn có thể tải mẫu hợp đồng khoán việc tại đây: Mẫu hợp đồng khoán việc theo Thông tư 133  

Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng khoán việc

Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng khoán việc?

Bộ Luật lao động 2019 không có quy định cụ thể về  hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự, ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên và chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự.

Hợp đồng khoán việc được giao kết khi có những công việc mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc trên 1 khối lượng công việc nhất định. Vì vậy, đối với các công việc mang tính chất ổn định, lâu dài, người sử dụng lao động không được phép ký hợp đồng khoán việc với người lao động, mà phải ký hợp đồng lao động. 

Có thể điều chuyển người lao động sang hình thức hợp đồng khoán việc hay không?

Khi người sử dụng lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động thì không được tự ý chuyển hợp đồng lao động sang hợp đồng khoán việc mà không có sự thỏa thuận lại với người lao động, hoặc không thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 34, Bộ Luật lao động 2019. Vì vậy, việc tự ý điều chuyển người lao động sang hình thức hợp đồng khoán việc là vi phạm pháp luật.

Khi đã ký hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động sang làm một vị trí công việc khác, nghĩa là người sử dụng lao động chỉ được phép điều chuyển người lao động sang làm công việc khác SO VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CŨ, không phải là ký hợp đồng khoán việc mới. 

hop-dong-khoan-viec

Người lao động ký hợp đồng khoán việc có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?

Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, nếu ký kết hợp đồng khoán việc (là loại hợp đồng dịch vụ, không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định. 

Có nhiều công ty dựa vào quy định này và lựa chọn ký hợp đồng khoán việc với người lao động để không phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, Tuy nhiên, việc ký kết sai hợp đồng, không đúng theo bản chất công việc là vi phạm pháp luật và có thể đối mặt với các mức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Trách nhiệm về thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc

Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc hoàn thành hợp đồng khoán việc đã giao kết. Bên giao khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người nhận khoán. Đồng thời, bên giao khoán phải cấp chứng nhận khấu trừ thuế cho người nhận khoán (trừ trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế)

Thực hành nghiệp vụ Hành chính - Nhân sự cho người mới bắt đầu

Tổng kết

Trong bài viết này, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về hợp đồng khoán việc - một mẫu hợp đồng thường gặp trong lao động. Nếu bạn là bên doanh nghiệp cần giao khoán công việc, cần biết rõ những quy định về hợp đồng giao khoán để phân biệt rõ với hợp đồng lao động, tránh ký sai loại hợp đồng và bị xử phạt. Nếu bạn là người nhận khoán, đừng quên tìm hiểu kỹ các quy định về hợp đồng khoán việc như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội….để tránh bị mất quyền lợi nhé!

Để trở thành một chuyên viên Hành chính - Nhân sự, bạn cần nắm rõ quy định về các loại hợp đồng, bảo hiểm, thuế và rất nhiều kiến thức khác. Tham khảo khóa học “Thực hành nghiệp vụ Hành chính - Nhân sự cho người mới bắt đầu” để trau đồi thêm kiến thức, vừng vàng trở thành một nhân viên Hành chính - Nhân sự tài năng nhé!

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông