BOD là gì? Vai trò và tố chất cần có để trở thành BOD

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

BOD là một thuật ngữ mà bạn sẽ thường xuyên nghe khi mới đi làm. Nhắc đến BOD là nhắc đến chức vụ và quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp. Vậy cụ thể BOD là gì? Đây là một cái tên hay là một từ viết tắt? BOD sẽ đảm nhận những nhiệm vụ gì trong một doanh nghiệp? Muốn trở thành BOD thì cần có những tố chất nào? Hãy cùng Gitiho đi tìm hiểu về BOD trong bài viết này nhé.

BOD là gì? 

BOD là từ viết tắt của cụm từ “Board of Directors” dùng để chỉ hội đồng quản trị trong doanh nghiệp. Đây là cơ quan quản trị cao nhất của một doanh nghiệp, có trách nhiệm định hướng và quản lý hoạt động của công ty. Những cơ chế, chính sách, quy trình vận hành,... đều được thảo luận và ra quyết định bởi BOD.

BOD là từ chỉ hội đồng quản trị trong một doanh nghiệp
BOD là từ chỉ hội đồng quản trị trong một doanh nghiệp

Hội đồng quản trị (BOD) không giới hạn cụ thể số lượng thành viên. Tuy nhiên hầu hết những hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp thường dao động từ 3 - 31 thành viên. Số lượng thành viên, cấu trúc, cách thức bổ nhiệm, tần suất họp hội đồng,... đều do BOD quyết định.

BOD đảm nhận nhiệm vụ gì trong công ty?

Board of Directors là cơ quan đầu não đóng vai trò vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ mà BOD thường xuyên thực hiện bao gồm:

Thiết lập chiến lược và kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn phát triển việc đầu tiên đó là xác định đúng hướng đi và mục tiêu mà doanh nghiệp đó hướng tới. Đây chính là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà BOD ưu tiên thực hiện. Trước khi đưa ra định hướng và mục tiêu, BOD phải xem xét và đánh giá thị trường, tìm ra cơ hội và thách thức, từ đó đưa quyết định chiến lược cuối cùng cho công ty.

Xem thêm: 6+ yếu tố giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Điều hành và giám sát hoạt động công ty

Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của công ty bao gồm: hoạt động tài chính, sản xuất, tiếp thị, nhân sự, bán hàng, và những hoạt động khác. Việc theo sát các hoạt động này giúp BOD đảm bảo công ty đang đi đúng hướng và tuân thủ các quy định pháp luật.

BOD có trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động của công ty
BOD có trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động của công ty

Quản lý tài chính và tài sản công ty

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có rủi ro thất bại trên thị trường, việc giám sát tình hình tài chính giúp BOD nắm rõ tình hình thu chi của doanh nghiệp, rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Để từ đó có kế hoạch tiếp theo như kêu gọi vốn, phát triển thị trường hay quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp của họ.

Xem thêm: 5 sai lầm trong quản lý tài chính của doanh nghiệp

Tài sản công ty cụ thể trang thiết bị, cơ sở vật chất,... nếu được trang bị đầy đủ sẽ giúp nhân viên yên tâm làm việc, để từ đó gia tăng hiệu suất công việc.

Thực hiện trách nhiệm đầy đủ với các bên liên quan

BOD có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp và các bên có liên quan khác của công ty. 

Lựa chọn và giám sát giám đốc điều hành

Hội đồng quản trị có trách nhiệm lựa chọn người có tiềm năng để trở thành giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp. Nhân viên làm việc có hiệu quả không, công ty có lợi nhuận không, cấu trúc tổ chức của công ty gồm bao nhiêu bộ phận,... đều là những công việc mà một giám đốc điều hành phải làm. 

Để trở thành BOD cần có những tố chất nào?

BOD là vị trí không phải ai cũng có thể trở thành. Bởi vị trí càng cao, nhiệm vụ càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Để trở thành BOD thì ít nhất bạn phải có những tố chất sau:

Có khả năng lãnh đạo

BOD là vị trí liên quan đến việc điều hành, lập kế hoạch chiến lược, định hướng mục tiêu,... Bạn phải có khả năng lãnh đạo thì mới có thể vận hành, phân bổ công việc đến những phòng ban và các vị trí có liên quan thực hiện nhiệm vụ mà hội đồng quản trị đề ra.

Khả năng lãnh đạo là tố chất cần có để trở thành BOD
Khả năng lãnh đạo là tố chất cần có để trở thành BOD

BOD có khả năng lãnh đạo sẽ giúp các phòng ban có sự gắn kết, liền mạch, cùng làm việc vì mục tiêu chung. Chỉ cần làm được điều này thì doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng, ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Có tầm nhìn xa trông rộng

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp và sự biến đổi không ngừng của thị trường đòi hỏi BOD phải có tầm nhìn xa, để nhận biết được cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của mình. Tầm nhìn xa trông rộng, tư duy nhạy bén sẽ giúp BOD có sự chuẩn bị cho những cơ hội và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

Biết tận dụng nhân tài

Con người là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ phát huy tối đa năng lực nếu ban lãnh đạo nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu và đặt nhân viên đó vào đúng vị trí. Nhân tài không tự nhiên mà có, nhân tài phải được phát hiện và rèn giũa mỗi ngày. 

Xem thêm: 8 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Kết luận

Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu BOD là gì rồi phải không. BOD hay còn gọi là Board of Directors là từ chỉ hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc của một doanh nghiệp. Có trách nhiệm hoạch định chiến lược và “chèo lái” doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Hãy theo dõi Gitiho để cập nhật những kiến thức hữu ích cho người đi làm bạn nhé. Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông