Quy định về bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Đào tạo phát triển năng lực là quyền lợi mà doanh nghiệp dành cho nhân sự, và làm việc tại doanh nghiệp theo thời gian quy định theo cam kết đào tạo là nghĩa vụ của nhân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không mong muốn, nhân sự không thể tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, vì vậy sẽ phải bồi thường theo đúng quy định. Vậy, quy định về bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Chia sẻ 5 mẫu quản lý hồ sơ nhân sự trên Excel thường dùng

Các trường hợp cần bồi thường chi phí đào tạo

Nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng, chuyên môn của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ cử người lao động tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, hoặc thậm chí có những khóa có chi phí đào tạo và thi cử rất lớn. Thông thường, người lao động được cử đi học sẽ kí bản cam kết làm việc trong một khoảng thời gian nhất định cho doanh nghiệp, tổ chức sau khi được đào tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động, viên chức, sau khi được đào tạo vẫn tiếp tục gắn bó với cơ quan, đơn vị, hay doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau; dẫn đến việc xác định các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, doanh nghiệp đã hỗ trợ hoặc trực tiếp đào tạo những người lao động hay viên chức này.

dao-tao

Các trường hợp cần bồi thường chi phí đào tạo đối với người lao động

Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình. Nhà nước cũng khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình hoặc hỗ trợ việc học nghề cho người lao động với mục tiêu làm việc lâu dài cho mình. Việc học nghề, tập nghề có thể được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng đào tạo.

Về vấn đề bồi thường: 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019: 

Người lao động phải nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Tuy nhiên, khi quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động thì pháp luật vẫn tạo điều kiện để cho người lao động và người sử dụng lao động được tự thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo thông qua quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nghề trong hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết.

Trên cơ sở nội dung phân tích ở trên, có thể xác định, người lao động thuộc một  trong các trường hợp sau đây sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (theo Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019).
  • Hai bên có thỏa thuận về các trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo theo nội dung của hợp đồng đào tạo nghề (nếu có).

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Mức bồi thường chi phí đào tạo đối với người lao động

Theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, chi phí đào tạo sẽ được xác định cụ thể gồm:

  • Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy
  • Tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành
  • Các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. 
  • Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
dao-tao

Mức bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức

Khác với người lao động, khi thuộc một trong các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo, thì chi phí mà người cán bộ, công chức viên chức phải đền bù cho quá trình đào tạo sẽ không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của họ mà chỉ bao gồm học phí và những khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học, quá trình đào tạo. 

Trong đó, mức đền bù chi phí đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức thì cũng được xác định cụ thể tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể:

  • Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo hoặc đã hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp: Hoàn trả 100% chi phí đền bù chi phí đào tạo.
  • Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian làm việc đã cam kết mặc dù đã hoàn thành được khóa học và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học: Mức bồi hoàn chi phí đào tạo được xác định theo như sau:
công thức bồi thường chi phí
Công thức tính mức bồi hoàn chi phí đào tạo

Trong đó:

  • S: Là chi phí đền bù đào tạo (mức bồi thường chi phí đào tạo)
  • F: Là tổng chi phí đào tạo mà cơ quan, đơn vị đã chi trả theo thực tế cho 01 người (cán bộ, công chức, viên chức) tham gia khóa học khi thực hiện việc cử người này đi học, đi đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp.
  • T1: Là thời gian mà cơ quan, đơn vị yêu cầu người được cử đi đào tạo phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) và được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2: Là thời gian mà người được cử đi đào tạo đã phục vụ, làm việc cho cơ quan đơn vị sau quá trình đào tạo. Thời gian này được tính bằng số tháng làm tròn.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, ngoài công thức tính mức đền bù chi phí đào tạo được xác định như trên thì khi xem xét việc đền bù chi phí đào tạo, khi người cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác tại cơ quan đơn vị thì họ có thể được xem xét giảm mức đền bù. Theo đó, cứ mỗi năm công tác tại cơ quan đơn vị thì sẽ được tính giảm 1% chi phí đền bù.

Trường hợp người cán bộ, công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo là người dân tộc thiểu số hoặc là nữ giới thì mỗi năm công tác của họ sẽ được tính giảm tối đa 1,5% mức chi phí đền bù.

Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức khi xem xét điều kiện giảm mức đền bù chi phí đào tạo là thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị nhưng không tính thời gian họ tập sự hay thời gian họ công tác sau khi được đào tạo.

dao-tao

Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc tham gia đào tạo nội bộ hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu là cơ hội để người lao động hoặc cán bộ, công chức, viên chức được hoàn thiện mình không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về kỹ năng nghề nghiệp, tạo cơ sở để họ có thể hoàn thành tốt công việc và có những bước tiến xa hơn trong cơ hội nghề nghiệp của mình. 

Tuy nhiên, khi tạo điều kiện cho người lao động, hoặc cán bộ, công chức, viên chức được đi đào tạo thì để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) nơi người được cử đi đào tạo đang làm việc, việc quy định các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo (đền bù chi phí đào tạo) là một trong những nội dung cần thiết. 

Chính bởi vậy, xác định được trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo, mức bồi thường chi phí đào tạo thực sự hữu ích trong việc đảm bảo quyền lợi của người được cử đi học nhưng cũng đảm bảo quyền lợi của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đào tạo/ hoặc hỗ trợ đào tạo.

Xem thêm: Chia sẻ 5 mẫu quản lý hồ sơ nhân sự trên Excel thường dùng

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về các trường hợp cần bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp đối với người lao động và cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mức bồi thường chi phí đào tạo. 

Mong rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào công việc của mình

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông