Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các công cụ cơ bản để phân tích Báo cáo tài chính.
Xem thêm: Khóa học Thành thạo phân tích báo cáo tài chính toàn tập A-Z
1. Bước 1: Xác định mục tiêu để phân tích
Người lập cần phân tích Báo cáo tài chính trên góc độ của Ngân hàng, để xem doanh nghiệp có thể cho vay được hay không.
2. Bước 2: Xác định nội dung cần phân tích
Ví dụ: Đối với Ngân hàng, người lập Báo cáo tài chính cần quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp
3. Bước 3: Thu thập dữ liệu phân tích
4. Bước 4: Dữ liệu được xử lý để phân tích
5. Bước 5: Tổng hợp kết quả phân tích
Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính căn bản 2021 - Mục tiêu và nguyên tắc
Phân tích ngang là phương pháp giúp so sánh tình trạng tài chính cũng như kết quả hoạt động của một công ty giữa các kỳ kế toán.
Ví dụ: So sánh kết quả của công ty từ năm 2016 đến năm 2019
Trong Phân tích ngang, bạn cần tính:
Biến động số tiền = Giá trị kỳ phân tích - Giá trị gốc
Tỷ lệ biến động (theo %) = Biến động số tiền / Giá trị kỳ gốc x 100%
Bên cạnh đó, trong Phân tích ngang còn hiện hữu một loại phân tích nữa chính là Phân tích xu hướng, được sử dụng để thể hiện đường số liệu cho một số thời kỳ nhất định.
Bạn cần tính:
% Xu hướng = (Giá trị phân tích) / (Giá trị kỳ gốc) x 100
Xem thêm: Các bước phân tích hiệu quả Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Hãy sử dụng những kiến thức vừa được cung cấp ở trên để Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Thế giới Di động. Sau đây là bảng tính các biến động về doanh thu và lợi nhuận của Công ty này từ năm 2016 đến năm 2019.
Lưu ý: Ở đây, năm gốc được lựa chọn là năm 2016, do đó, không có bất cứ biến động gì trong năm 2016, mà những biến động sẽ xuất hiện từ năm 2017 đến năm 2019.
Bạn có thể nhìn thấy, phần đầu tiên của hình ảnh, các biến động được tính là biến động bằng tiền. Do đó, con số kết quả đã tính dường như rất lớn, việc này gây khó khăn cho người phân tích có thể đưa ra kết luận về sự tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của Thế giới di động. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên nhìn vào bảng chỉ số phía dưới của hình ảnh đó.
Phần phía dưới bảng thể hiện tỷ lệ biến động về doanh thu và lợi nhuận của Công ty Thế giới Di động.
Trong năm 2017, ''Doanh thu thuần'' tăng 49% so với năm 2016. Nhưng tới năm 2019, ''Doanh thu thuần'' đã tăng 129% so với năm 2016, tức là, doanh thu tăng trưởng hơn gấp đôi năm 2016.
Điều đáng nói ở đây là, tốc độ tăng trưởng của ''Lợi nhuận gộp'' luôn luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với Công ty này, bởi nó cho thấy rằng Công ty đang có ''Giá vốn hàng bán'' giảm dần qua các năm.
Tuy nhiên, khi nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng của ''Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh'' cũng như tỷ lệ tăng trưởng ''Lợi nhuận ròng'', bạn sẽ thấy rằng, 2 loại lợi nhuận này tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng của ''Lợi nhuận gộp''. Ở năm 2019, ''Lợi nhuận gộp'' tăng trưởng 170% so với năm 2016 thì ''Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh'' và ''Lợi nhuận ròng'' chỉ tăng trưởng 151% và 143% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng, doanh nghiệp này đang phải chi trả chi phí tăng dần cho 2 khoản mục đó là ''Chi phí bán hàng'' và ''Chi phí quản lý doanh nghiệp''.
Có một điều đáng mừng ở đây đó là: khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng ''Lợi nhuận ròng'' thì tốc độ này năm 2019 đang cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của ''Doanh thu thuần''. Với con số 143% ''Lợi nhuận ròng'' ở năm 2019, trong khi ''Doanh thu thuần'' chỉ tăng 129%, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang có sự tối ưu hóa các chi phí chi trả trong năm 2019. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với tất cả các nhà đầu tư và các bên liên quan của Công ty Thế giới Di động.
Dưới đây là đồ thị thể hiện đường xu hướng của Công ty Thế giới Di động.
Nhìn vào đồ thị trên, có thể thấy, đường xu hướng thể hiện xu hướng của 4 chỉ số năm 2016 đều xuất phát từ 100%, bởi vì 2016 được chọn làm năm gốc. Sau đó, các đường tăng trưởng biến động khá đều và mạnh. Trong số đó, ''Lợi nhuận gộp'' là đường thẳng màu xanh nhạt, có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Còn 3 đường còn lại có mức độ tăng trưởng tương tự nhau và thấp hơn so với mức độ tăng trưởng của ''Lợi nhuận gộp'' một chút.
Tổng quan lại, từ năm 2016 đến năm 2019, Công ty có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận rất nhanh và cũng rất đều. Đây là tín hiệu đáng mừng nếu như bạn đọc đang có ý định đầu tư hay hợp tác với Công ty này.
Xem thêm: Giới thiệu các loại báo cáo tài chính trong kế toán tài chính
Qua bài viết này, Gitiho hy vọng các bạn đã nắm được công cụ Phân tích Báo cáo tài chính cơ bản đầu tiên chính là công cụ Phân tích ngang. Ở những bài viết tiếp theo, các công cụ khác sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin thú vị và hữu ích hơn. Hãy đón đọc trên blog của Gitiho nhé!
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!