Các khoản không tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội (Phần 2)

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các khoản tiền được tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy đâu sẽ là những khoản không tính vào lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Các khoản tiền thưởng không cần tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội

bao-hiem-xa-hoi

Tiền thưởng theo quy định của Bộ luật lao động

Điều 104 Bộ luật lao động quy định: 

Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 

Vì vậy, đây là khoản tiền chi trả có điều kiện, và chỉ khi đạt 2 yếu tố thì người sử dụng lao động mới ra quyết định thưởng cho người lao đông: một là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và hai là mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Doanh nghiệp cần đề ra quy định rõ ràng và công bố công khai về các điều kiện và mức hưởng tiền thưởng trong quy chế thưởng.

Khoản thu nhập của người lao động được coi là tiền thưởng khi đạt đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Khoản tiền này được ghi thành một mục riêng trong hợp đồng lao động
  • Khoản tiền này phải nằm trong quy chế thưởng do doanh nghiệp ban hành
  • Quy chế thưởng cần được xây dựng dựa trên yêu cầu của người sử dụng lao động và ý kiến của tổ chức đại diện người lao động của doanh nghiệp
  • Quy chế thưởng cần được công bố công khai tại nơi làm việc

Dù không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng tiền thưởng vẫn là khoản thu nhập chịu thuế và phải đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có). 

Vai trò của mức lương tối thiểu vùng và mức phạt khi vi phạm lương tối thiểu vùng

Tiền thưởng sáng kiến

Tiền thưởng sáng kiến có bản chất giống như tiền thưởng kể trên, được áp dụng để người lao động tích cực nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến, giải pháp tối ưu giúp tăng hiệu quả công việc, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Vì có bản chất giống tiền thưởng nêu trên nên tiền thưởng sáng kiến cũng cần được quy định rõ trong quy chế thưởng của doanh nghiệp.

Các khoản phúc lợi không cần tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội

Tiền ăn giữa ca

Tiền ăn giữa ca là khoản phúc lợi không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật

Hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại 

Các khoản như: Hỗ trợ tiền xăng, tiền gửi xe, tiền đi lại bằng các phương tiện (taxi,…), điện thoại….sẽ không bị tính vào lương làm căn cứ đống bảo hiểm xã hội. Đối với các khoản này, doanh nghiệp cần cân đối, tính toán để đưa ra mức chi trả phù hợp với giá cả thị trường, tránh quá thấp khiến người lao động không an tâm làm việc, hoặc quá cao khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị yêu cầu giải trình hoặc thanh tra từ các cơ quan chức năng. Bên cạnh không bị tính vào lương tham gia bảo hiểm xã hội, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại cũng không bị tính vào thu nhập chịu thuế nếu áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hỗ trợ tiền nhà ở, nuôi con nhỏ, giữ trẻ

Những khoản tiền nhà ở, tiền nuôi con nhỏ, giữ trẻ là các khoản hỗ trợ được chi trả thêm cho người lao động an tâm công tác, vì vậy các khoản này không được xem là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động. Mức chi trả cho  những khoản tiền này cũng cần phù hợp với giá cho các dịch vụ tương ứng trên thị trường tại thời điểm chi trả. Cần đặc biệt lưu ý: Nếu người lao động không cần sử dụng khoản tiền này vào mục đích tương ứng thì người sử dụng lao động không được đưa các khoản này vào mục chi trả trong hợp đồng lao động. 

bao-hiem-xa-hoi

Hỗ trợ người lao động có thân nhân qua đời, kết hôn và sinh nhật của người lao động

Đây là những khoản phúc lợi mang tính chất hỗ trợ có yếu tố bù đắp tinh thần cho người lao động, vì vậy sẽ không tính vào lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó: Theo khoản 6, điều 3, luật bảo hiểm xã hội 2014,Thân nhân của người lao động bao gồm bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp 

Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Khi người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không phải lỗi từ phía người sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Đây là khoản trợ cấp không được tính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đồng thời không phải là khoản thu nhập chịu thuế của người lao động.

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài 2022

Tổng kết

Trên đây là những khoản tiền không bị tính vào tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động cũng như người sử dụng lao động cần lưu ý. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng giải quyết công việc.

Chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông