Vai trò của mức lương tối thiểu vùng và mức phạt khi vi phạm lương tối thiểu vùng

Nội dung được viết bởi Lực td

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường. Nhưng vai trò cụ thể của lương tối thiểu vùng là gì đối với người lao động? Mức phạt cho doanh nghiệp khi vi phạm lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mức lương tối thiểu vùng trong năm 2022

Trong hai năm 2020 và 2021 đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Do đó, lương tối thiểu vùng trong năm 2022 vẫn không đổi và tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu của từng vùng cụ thể là:

Các vùng tương ứngMức lương tối thiểu vùng
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Vai trò của mức lương tối thiểu vùng 

Mức lương thấp nhất chi trả cho người lao động

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 

Mức lương tối thiểu vùng khi trả cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường, có thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành mức công việc đã thỏa thuận, sẽ được quy định như sau:

  • Mức lương không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
  • Mức lương tối thiểu còn có thêm quy định rằng người lao động đã qua đào tạo, học nghề sẽ được hưởng mức lương tối thiểu cao hơn ít nhất 7%. Để biết mức lương tối thiểu vùng 2022 sau khi tăng 7% cụ thể là bao nhiêu bạn đọc có thể tìm đọc bài viết quy định về khoản này của Gitiho.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Mức lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo khoản 2.6, Điều 6, Quyết định 595/QĐ-BHXH, đã quy định về mức lương tối thiểu vùng khi đóng BHXH như sau:

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • Người lao động đã qua đào tạo, học nghề (tính cả trường hợp người lao động được doanh nghiệp dạy nghề) được hưởng mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động cực nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương nhưng làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động ĐẶC BIỆT cực nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương nhưng làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Cơ sở để trả lương ngừng việc

Theo Điều 99, Bộ luật lao động 2019 đã quy định là trong trường hợp người lao động ngừng việc thì mức lương tối thiểu vùng sẽ có vai trò như sau:

a. Nếu lỗi do người lao động thì người đó sẽ không được trả lương. Đối với những người lao động khác thuộc cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức thỏa thuận giữa hai bên nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

b. Nếu có sự cố về điện, nước mà không phải lỗi của người lao động hoặc xdary ra thiện tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc vì lí do kinh tế thì người lao động khi ngừng việc sẽ được trả lương ngừng việc như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Trường hợp ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Cơ sở để quy định mức bồi thường thiệt hại

Cụ thể theo Điều 129, Bộ luật lao động 2019, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của phạt luật hoặt nôi quy lao động của người lao động. Cụ thể quy định bồi thường như sau:

  • Nếu người lao động không gây thiệt hại nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản chuẩn nhất 2022

Cơ sở để tính lương khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Theo khoản 3, Điều 29, Bộ luật lao động 2019 đã quy định, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao đồng được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn so với lương công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Tiền lương của công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Quy định xử phạt khi vi phạm mức lương tối thiểu vùng

Theo khoản 3, Điều 16 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vị trả mức lương tối thiểu vùng thấp hơn so với quy định của Chính phủ như sau:

Mức độ vi phạmMức phạt
Vi phạm từ 01 tới 10 người lao động20.000.000 - 30.000.000 triệu đồng
Vi phạm từ 11 tới 50 người lao động30.000.000 - 50.000.000 triệu đồng
Vi phạm từ 51 người lao động trở lên50.000.000 - 75.000.000 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả

Khi người sử dụng lao động vi phạm quy định trên sẽ bị buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước quy định tại thời điểm xử phạt.

Ngoài ra theo Điều 5 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy mức phạt cho việc vi phạm mức lương tối thiểu vùng có thể từ 40 cho tới 150 triệu đồng.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về vai trò và quy định mức phạt khi vi phạm mức lương tối thiểu. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn! 

Chúc bạn thành công!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông