Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Nội dung được viết bởi Lực td

Khóa học Kỹ năng nghề Hành chính Nhân sự tổng hợp A-Z

Vấn đề lương thưởng luôn là vấn đề mà người lao động quan tâm nhất khi bắt đầu một công việc nào đó. Tuy nhiên, có quá nhiều khái niệm lương như: lương cơ bản, lương cở sở, lương tối thiểu vùng…Đâu là cách phân biệt giữa các khái niệm lương này? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây để đảm bảo tối đa quyền lợi lao động của mình nhé!

Tổng quát về lương cơ sở

Lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở hay còn được gọi là mức lương tối thiểu chung được sử dụng làm mức căn cứ cho một số điều khoản lương. Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-NP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018, lương cơ sở dùng làm căn cứ để xác định:

  • Tính toán mức lương, phụ cấp và các chế độ khác trong bảng lương. Áp dụng đúng đối tượng được nhận mức lương theo quy định của Nghị định
  • Tính các loại chi phí phát sinh (hoạt động phí, sinh hoạt phí)
  • Tính các khoản trích của doanh nghiệp và chế độ mà đối tượng được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản chuẩn nhất 2022

Cập nhật mức lương cơ sở năm 2022

Lương cơ sở được cập nhật mỗi năm tùy theo chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội các chỉ số và từ đó đưa ra mức lương cơ sở mới phù hợp với ngân sách nhà nước.

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 9/5/2019, lương cơ sở được áp dụng ở mức là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, cả hai năm 2020, 2021 đều bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Vì vậy, kể từ 1/1/2022, mức lương cơ sở sẽ không tăng và được giữ nguyên như Nghị định 2019.

Tóm lại, mức lương cơ sở năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng ở mức 1.490.000 đồng/tháng.

Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở 2022

Mực lương cơ sở được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Công nhân viên chức, cán bộ nhà Nước
  • Người lao động hoặc người được hưởng chế độ thuộc khu vực nhà Nước (bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang,…)
  • Người lao động trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
  • Người lao động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.

Một điểm lưu ý là lương cơ sở không áp dụng cho người lao động ở những doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không thuộc nhà Nước. 

Tổng quát về lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng là gì?

Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu được xây dựng dựa trên khá nhiều yếu tố khác nhau, đó là:

  • Dựa trên tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương thị trường
  • Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trường kinh tế
  • Quan hệ giữa cung và cầu
  • Khả năng chỉ trả của doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu được chia theo vùng và được cập nhật hằng năm để phù hợp với kinh tế và phát triển của mỗi vùng. Vậy nhưng, giống như lương cơ sở, cả hai năm 2020 và 2021 đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Do đó, lương tối thiểu vùng trong năm 2022 vẫn không đổi và tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu của từng vùng cụ thể là:

Các vùng tương ứngMức lương tối thiểu vùng
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Ngoài ra, lương tối thiểu còn có thêm quy định rằng người lao động đã qua đào tạo, học nghề sẽ được hưởng mức lương tối thiểu cao hơn ít nhất 7%, cụ thể là:

Các vùng tương ứngMức lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua đào tạo, học nghề
Vùng I4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng/tháng

Đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2022

Các đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng bao gồm:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
  • Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị, tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
  • Các cơ quan, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).

Lưu ý: Trong một số trường hợp, người lao động thuộc Nhà nước vẫn có thể được hưởng mức lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: Các thay đổi trong chính sách tiền lương năm 2022 cần lưu ý

Phân biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Ở phía trên, Gitiho đã liệt kê ra một số thông tin về hai loại lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên để bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn, dưới đây là bảng so sánh giữa hai hình thức tính lương này.

Tiêu chí Lương cơ sởLương tối thiểu vùng 
Khái niệmĐược sử dụng làm căn cứ tính mức lương của bảng lương, phụ cấp và các chế độ khác; Tính các hoạt động, sinh hoạt phí; Tính các khoản trích mà chế độ được hưởng ở mức lương đó
  • Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
  • Người lao động đã qua đào tạo, học nghề được hưởng cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Bản chất
  • Lương cơ sở được sử dụng để tính bảng lương và các khoản phụ cấp khác.
  • Là cơ sở để công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước có thể đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN.
  • Căn cứ vào lương cơ sở mà doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận công việc với nhau. Ngoài ra giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
  • Là cơ sở để người lao động có thể đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN.
Nguyên tắcĐược tính dựa trên mức lương do Chính Phủ đề ra mỗi năm, đồng thời kết hợp với hệ số lương để ra số lương cho đối tượng phù hợp (cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước)
  • Doanh nghiệp ở vùng nào sẽ áp dụng lương tối thiểu của vùng đó.
  • Nếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên nhiều địa bàn khác nhau, doanh nghiệp sẽ áp dụng mức lương tối thiểu ở vùng cao nhất.
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng lương tại địa bàn cũ cho đến khi có quy định mới.
Đối tượng áp dụng
  • Công nhân viên chức, cán bộ nhà Nước.
  • Người lao động được hưởng chế độ Nhà nước hoặc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
  • Lực lương vũ trang nhân dân (Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân).
  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
  • Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị, tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  • Các cơ quan, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng.
  • Ngoài ra, một số trường hợp người lao động thuộc Nhà nước vẫn có thể được hưởng lương tối thiểu vùng.
Chu kì thay đổiMức lương cơ sở được điều chỉnh tùy theo tình hình ngân sách nhà nước, tốc độ tăng trường kinh tế và chỉ số tiêu dùng của đất nước.Mức lương tối thiểu thường được điều chỉnh 01 năm/1 lần. Tuy nhiên chưa có văn bản cụ thể nào quy định về chu kì thay đổi này.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng cũng như cách phân biệt chúng. Căn cứ vào đây bạn có thể biết được mức lương và chế độ mình được hưởng khi đi làm tại doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Mong rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông