Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 2)

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong phần 1, Gitiho đã đề cập tới nguyên tắc và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng. Trong bài viết này, hãy tiếp tục tìm hiểu về phạm vi và thẩm quyền khi giao kết hợp đồng lao động nhé!

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

Phạm vi của hợp đồng lao động 

hợp đồng lao động 2
Theo quy định pháp luật, đối tượng được áp dụng hợp đồng lao động bao gồm tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động.

Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp không áp dụng như sau:

  • Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, viên chức;
  • Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp chuyên ngành, người có chức vụ trong nhà nước;
  • Người giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng thuộc doanh nghiệp nhà nước;
  • Thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp;
  • Người thuộc tổ chức chính trị;
  • Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, công đoàn, thanh niên nhưng hưởng lương của doanh nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? các quy định về hợp đồng lao động

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 18, Bộ luật lao động 2019 đã quy định, người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp sau:

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động phải thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người ủy quyền theo quy định pháp luật;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật hoặc được ủy quyền theo quy định pháp luật;
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động phải thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Người lao động đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động đủ 15 tuổi và dưới 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Lưu ý: Người đã được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được phép ủy quyền tiếp cho người khác.

Tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động

hợp đồng lao động 1

Theo Điều 30, Việc tạm hoãn hợp đồng lao động bao gồm các trường hợp sau:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Dân quân tự vệ;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật về tố tụng hình sự;
  • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Lao động nữ mang thai;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác.

Lưu ý: Người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích trong hợp đồng lao động. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 1)

Tổng kết

Trên đây là phần 2 của các nguyên tắc cần chú ý khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Mong bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, tránh việc mất quyền lợi hoặc vi phạm pháp luật bạn nhé!

Để trở thành một chuyên viên Hành chính - Nhân sự, bạn cần nắm rõ quy định về các loại hợp đồng, bảo hiểm, thuế và rất nhiều kiến thức khác. Tham khảo khóa học HRG04 - Khoá học pháp luật lao động để trau đồi thêm kiến thức, vừng vàng trở thành một nhân viên Hành chính - Nhân sự tài năng nhé!

Chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông