Nội dung chính
Khi đi trên đường hay làm việc tại các cảng biển, chắc chắn chúng ta đã được nhìn thấy các số hiệu, ký tự được ghi trên vỏ của các Container. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi những con số, ký tự đó mang ý nghĩa gì. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn tìm hiểu về những ký hiệu, thông số được ghi trên Container
Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics
Phần lớn các thông tin chung đều được ghi ở phía cửa vỏ Container và những thông số này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346
Đọc thêm: Quy trình xuất nhập khẩu lô hàng Container trên đường biển
Về mảng vỏ Cont thì thông thường sẽ có Cont 20', Cont 40', Cont 40' cao và Cont 45' (dài hơn Cont 40' cao khoảng 1 mét).
Kích thước của từng loại Cont bên ngoài (đã làm tròn)
Dưới đây Gitiho có một bức ảnh về cửa Cont chứa các thông số cơ bản của một Cont được đánh số dưới dạng 1, 2, 3,....
Đọc thêm: Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
- Bốn chữ cái đầu tiên: Gồm BA chữ cái đầu là tên của chủ sở hữu của Cont này, còn chữ cuối cùng là để phân loại vỏ Cont (95% chữ cái cuối cùng là chữ "U" vì chữ "U" có nghĩa là Container chở hàng. Ngoài ra có thêm chữ "J" liên quan đến thiết bị có thể tháo rời của Cont, chữ "Z" là đầu kéo hoặc Rơ móc)
- Bảy con số tiếp theo: SÁU con số đầu là số serial do chủ Cont quản lý, còn chữ số cuối cùng là số kiểm tra (con số này không được đặt ngẫu nhiên mà phải đặt theo đúng quy ước quốc tế)
- Con số đầu tiên thể hiện chiều dài của Container (như trong hình là số 4 = 40'. Ngoài ra còn 2 = 20', L =45', M = 48'). Thường thì 99% sẽ là Cont 40' hoặc 20'
- Con số thứ hai thể hiện chiều cao được quy ước như sau:0 = 8ft, 2 = 8.6ft, 5 = 9.6ft, Như trong Container này thì ta lấy 9.6 *30 (tính theo bàn chân châu Âu) = 2.9m => đây là Cont cao
- Ký tự cuối cùng (R1): Chữ "R" có nghĩa là đây là Cont lạnh, số "1" tức nghĩa là có khả năng tăng hoặc giảm nhiệt độ. Ngoài ra
+ Chữ "G" (General) chủ đạo tức nghĩa là Cont thường
+ Chữ "T" (Tank) là Cont để chở khí hoặc chất lỏng
+ Cont có chữ "P" (Platform) là Cont có sàn (Cont này thường chở máy cẩu và không có gì bên trong mà chỉ có mỗi sàn)
Đọc thêm: Các chi phí phát sinh với lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
Trong đó có những phần quan trọng như
- Date Manufactured: Thời gian Container được sản xuất
- Identificaiton No.: Số CMT của Container
- Maximum Gross Weight: Tổng trọng lượng
- Racking Test Load Value: Kiểm định
- First Maintenance Examination Due: Thời gian kiểm định tiếp theo
- Airtight Reefer: Container có chức năng làm lạnh
- Super Heavy: Hàng siêu nặng
- No Forklift: Không được dùng xe nâng (Ví dụ như sàn Cont làm bằng gỗ thì không được dùng xe nâng đi vào ruột Container)
- Attention: Một số lưu ý khác
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ nẵm rõ những thông tin được ghi trên vỏ Cont nhằm phân biệt được Cont đó dài, rộng, nặng bao nhiêu, chở loại hàng hóa nào và các ý nghĩa khác xung quanh Container (sản xuất năm bao nhiêu, mấy năm kiểm định một lần,...)
Đọc thêm:
Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Tài liệu kèm theo bài viết