Nhắc đến việc tính tổng trong Excel thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nhóm hàm SUM, SUMIF, SUMIFS, SUMPRODUCT, DSUM. Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng hàm SUMIFS tính tổng lũy tiến theo nhiều điều kiện. Hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé!
SUMIFS là hàm giúp chúng at tính tổng theo nhiều điều kiện cùng lúc. Công thức của hàm SUMIFS có dạng như sau:
= SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2,…)
Trong đó:
Vậy chúng ta ứng dụng hàm SUMIFS để tính tổng lũy tiến như thế nào? Hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng hàm SUMIFS để tính kết quả báo cáo trong Excel
Cho bảng dữ liệu về doanh thu của các nhân viên như sau:
Yêu cầu: Tính tổng lũy tiến doanh thu của các nhân viên theo tháng. Kết quả điền vào bảng sau:
Trước hết các bạn hãy chuẩn bị bảng dữ liệu tương tự của như của chúng mình bằng cách nhập số liệu như trong ảnh vào Excel nhé. Sau đó hãy đọc tiếp các bước hướng dẫn và thực hành theo để ghi nhớ kiến thức nhé.
Xem thêm: Phân biệt 4 hàm tính tổng trong Excel: SUM, SUMIF, SUMIFS và DSUM
Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào ô đầu tiên của cộng tháng 1 rồi nhập công thức như sau:
= SUMIFS($C$3:$C$20, $B$3:$B$20, $E4, $A$3:$A$20, “>=”&DATE(2020, F3, 1), $A$3:$A$20, “<=”&DATE(2020, F3+1,0)
Trong đó bao gồm:
Sau khi nhập công thức thì bấm Enter là các bạn đã thu được kết quả doanh thu tháng 1 của nhân viên tên là Nam:
Bước 2: Để tính doanh thu tháng 2 của nhân viên tên là Nam theo cách tính tổng lũy tiến thì các bạn sử dụng hàm SUMIFS với công thức là:
= SUMIFS($C$3:$C$20, $B$3:$B$20, $E4, $A$3:$A$20, “>=”&DATE(2020, F3, 1), $A$3:$A$20, “<=”&DATE(2020, G3+1,0)
Lưu ý: Quy ước tính tổng lũy tiến ở đây là doanh thu cho cột tháng 2 sẽ bằng doanh thu tháng 1 cộng với doanh thu tháng 2.
Bước 3: Để tính doanh thu tháng 3 của nhân viên tên là Nam theo cách tính tổng lũy tiến thì các bạn sử dụng hàm SUMIFS với công thức là:
= SUMIFS($C$3:$C$20, $B$3:$B$20, $E4, $A$3:$A$20, “>=”&DATE(2020, F3, 1), $A$3:$A$20, “<=”&DATE(2020, H3+1,0)
Ngoài viết công thức như trên thì ngay từ ban đầu chúng ta chỉ cần cố định ô F3 lại vì ngày đầu tháng không thay đổi, còn ngày cuối tháng sẽ tăng dần khi ta kéo công thức sang các tháng khác. Nếu cố định ô F3 ngay từ ban đầu thì chúng ta có công thức là:
= SUMIFS($C$3:$C$20, $B$3:$B$20, $E4, $A$3:$A$20, “>=”&DATE(2020, $F$3, 1), $A$3:$A$20, “<=”&DATE(2020, F3+1,0)
Bước 4: Sao chép công thức xuống các dòng dưới để tính được doanh thu lũy tiến của nhân viên khác. Trước khi sao chép thì các bạn cần cố định dòng trong hàm DATE dùng để xác định ngày cuối tháng. Do đó công thức chúng ta sử dụng sẽ được chuyển thành:
= SUMIFS($C$3:$C$20, $B$3:$B$20, $E4, $A$3:$A$20, “>=”&DATE(2020, $F$3, 1), $A$3:$A$20, “<=”&DATE(2020, F$3+1,0)
Kết quả cuối cùng mà chúng ta có được là:
Xem thêm: Cách dùng hàm SUMIFS kết hợp VLOOKUP trong Excel
Như vậy, chúng ta đã thực hiện xong việc tính tổng doanh thu lũy tiến bằng cách sử dụng hàm SUMIFS. Nếu các bạn muốn tham khảo nhiều ứng dụng của hàm này hơn thì hãy tìm hiểu trên trang Blog của Gitiho nhé.
Chúc các bạn thành công!