Làm thế nào để Elon Musk có thể gây dựng và điều hành những công ty trị giá hàng tỷ USD trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau như phần mềm, ô tô, tên lửa, vận tải, năng lượng, hàng không vũ trụ hay trí tuệ nhân tạo?
Với tất cả những gì đang làm, Elon Musk biến hành tinh của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Tại sao Elon Musk lại làm những điều mà anh ấy đang làm, anh ấy có mặt ở mọi mặt trận cùng một lúc, thử nghiệm và chấp nhận mọi rủi ro để thúc đẩy tất cả các loại công nghệ mới nhất mà dường như chỉ có ở trong những câu chuyện khoa học viễn tưởng. Bất kỳ những gì mà con người hoài nghi là hoang tưởng và không thực hiện được thì Elon Musk ra tay và biến nó thành hiện thực.
Vậy làm thế nào mà Elon Musk làm được tất cả những điều anh ấy đang làm? Làm thế nào để anh ấy mở rộng kiến thức của mình ở mọi lĩnh vực và đạt được thành công đáng kinh ngạc như vậy? Rõ ràng, Elon Musk là người cực kỳ thông minh và chăm chỉ, bản thân anh cũng từng tuyên bố rằng anh ấy làm việc 80-100 giờ mỗi tuần, nhưng rõ ràng là không thiếu những người thông minh hơn và làm việc chăm chỉ không kém Elon Musk nhưng vẫn không đạt được mục tiêu của mình.
Elon Musk đã làm gì khác biệt mà chúng ta không làm, liệu chúng ta có áp dụng được chiến lược tư duy và học tập của Elon Musk để tăng tốc học tập và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình?
Nếu có một câu nói dành cho Elon Musk thì đó chính là “Để đạt được những điều chưa từng có, hãy thực hiện những điều mà ta chưa từng làm”. Và Elon Musk chính là người như vậy, chính những ý tưởng mà nhiều người nghĩ là điên rồ và ảo tượng lại được Elon Musk biến thành hiện thực. Từ việc thành lập SpaceX để khám phá không gian vũ trụ đến việc phát triển các loại xe điện Tesla và thậm chí là việc xây dựng hệ thống tàu siêu âm Hyperloop, Elon Musk đã chứng minh cho cả thế giới biết rằng giới hạn của chúng ta chỉ là những gì chúng ta tự đặt ra.
Những thành tựu mà Elon Musk đã đặt được đó là:
Theo Bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg, cập nhật đến ngày 1/2/2024, Elon Musk có giá trị tài sản ròng lên đến 202 tỷ đô la Mỹ. Con số này đã giúp Elon Musk vượt qua hàng ngàn tỷ phú khác trên thế giới để đứng đầu danh sách những người giàu nhất hành tinh.
SpaceX và Tesla là 2 công ty lớn nhất của Elon Musk đều ở đỉnh cao thế giới công nghệ và cũng là 2 cái tên dẫn đầu thị trường tàu vũ trụ và xe ô-tô điện.
Elon Musk ra mắt tên lửa Falcon Heavy - tên lửa mạnh nhất thế giới vào thời điểm 2011.
Tháng 5/2020, SpaceX của Elon Musk đã đưa thành công 2 phi hành gia NASA - Doug Hurley và Bob Behnken vào quỹ đạo trên tàu vũ trụ Crew Dragon và trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa phi hành gia lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế.
Elon Musk là nhà sáng lập và điều hành tổng cộng 10 công ty với chục nghìn nhân viên bao gồm Zip2, PayPal, SpaceX, Tesla, SolarCity, OpenAI, Neuralink, The Boring Company, X, xAI…
…
Nếu như Elon Musk điều hành 1,2 công ty và thành công thì đó có thể coi là may mắn nhưng khi phần lớn các công ty của anh đều ở các lĩnh vực khác nhau và đều đạt được tiếng vang toàn nhân loại thì chắc chắn đó là sự nỗ lực và là kết quả của một hành trình nghiên cứu, học tập không ngừng nghỉ.
Elon Musk sẽ xác định rõ vấn đề mà ấy đang phải đối mặt. Điều này đòi hỏi khả năng đặt câu hỏi câu hỏi và có sự phân tích một cách sâu sắc về tình hình hiện tại, vấn đề cần giải quyết và mục tiêu mong muốn đạt được.
Với Elon Musk, anh thường tập trung vào những vấn đề lớn, thách thức và những ý tưởng phi thường như việc đưa con người đến sao Hỏa hoặc phát triển công nghệ ô tô tự lái.
Elon Musk đọc sách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi được hỏi rằng tại sao anh ấy lại biết nhiều kiến thức ở các lĩnh vực như vậy và câu trả lời của Elon Musk đó là “vì tôi đọc sách”. Em trai của Elon Musk, Kimbal Musk nói rằng từ những năm đầu của tuổi thiếu niên, anh trai của mình thường đọc 10 tiếng mỗi ngày, cuối tuần có khi anh ấy đọc xong 2 cuốn sách và Elon Musk đọc sách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ truyện khoa học viễn tưởng, triết học, tôn giáo, lập trình đến tiểu sử của các nhà khoa học, kỹ sư, doanh nhân. Thỉnh thoảng khi gia đình đi mua sắm, họ phát hiện Elon Musk đã mất tích và hầu như họ cũng tìm thấy Elon Musk ở tiệm sách gần nhất và anh ấy đang ngồi trên sàn để đọc sách.
Elon Musk cũng từng nói rằng có thời điểm tôi hết sách để đọc ở thư viện ở trường và cả thư viện khu phố, đây có lẽ là lớp 3 hoặc lớp 4 và tôi đã cố gắng thuyết phục thủ thư đặt mua sách cho tôi. Tôi bắt đầu đọc Bách khoa toàn thư Britannica - đây là bộ bách khoa toàn thư được xuất bản liên tục lâu đời nhất thế giới. Ở lớp 4 Elon Musk đã đọc xong Bách khoa toàn thư, trong khi hầu hết chúng ta không nhận thức được thế giới này vận hành như thế nào. Ở tuổi 20 - 25 Elon Musk đã có sự nhận thức tốt hơn về thế giới khi anh mới ở tuổi lên 10.
Khi lớn lên, sở thích đọc sách và nghề nghiệp của Elon Musk chuyển sang lĩnh vực vật lý, kỹ thuật, thiết kế sản phẩm, kinh doanh, công nghệ và năng lượng. Khi Elon Musk đến Nga và tìm mua tên lửa để phục vụ cho mục tiêu đưa con người lên vũ trụ của mình nhưng không thành vì chúng quá đắt và lúc đó anh ấy chưa phải là tỷ phú nên anh ấy không có đủ khả năng chi trả. Elon Musk chỉ còn 1 lựa chọn duy nhất đó là tự chế tạo một quả tên lửa cho riêng mình.
Một trong những người đầu tiên mà Elon Musk liên hệ đó là Jim Cantrell, sau này đã trở thành Phó giám đốc phát triển kinh doanh đầu tiên của Space X và là cố vấn trong ngành của Musk khi anh ấy ra mắt Space X vào năm 2002, nhưng lúc đó Jim Cantrell đang là cố vấn cho các công ty hàng không vũ trụ và chưa bao giờ nghe nói về Space X hay Elon Musk. Thế nhưng ông bị hấp dẫn bởi đề xuất tự chế tạo một quả tên lửa của Elon Musk.
Nhưng điều mà ông ấy nghi ngờ là không biết Elon Musk hiểu biết như thế nào về không gian và tên lửa, ông ấy đã cho Elon Musk mượn một số sách giáo khoa về tên lửa để nghiên cứu. Cantrell không biết chính xác Elon Musk đã học hay ghi chép như thế nào nhưng ông ấy chắc chắn rằng Musk gần như đã ghi nhớ mọi thứ mà ạnh ấy đọc. Bởi vì Musk đã trích dẫn nguyên văn những đoạn trong cuốn sách này, anh ấy nắm bắt rất chắc những ngôn ngữ tên lửa, vật lý, động lực, thiên văn, vũ trụ.
Thậm chí anh ấy có đủ kiến thức để tổ chức những cuộc trò chuyện về khoa học tên lửa, về mọi thứ liên quan đến vũ trụ, sao hỏa với các chuyên gia đầu ngành. Điều này gần như khiến Jim Cantrell phải thốt lên rằng “Chết tiệt, đó là lý do anh ta lấy hết sách của mình”. Ông ấy nói rằng Musk đã tự học về khoa học tên lửa theo đúng nghĩa đen bằng cách đọc sách và nói chuyện, thảo luận với các chuyên gia trong ngành.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi Elon Musk được hỏi rằng làm thế nào mà anh ấy trở thành một nhà khoa học tên lửa khi anh ấy không có bất cứ bằng cấp nào trong lĩnh vực này. Câu trả lời của Musk cũng chỉ đơn giản là bằng cách đọc sách: “Tôi đã học được những gì tôi cần học để hoàn thành mục tiêu của mình và tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có thể làm được điều này nhưng họ thường tự giới hạn khả năng của mình. Chúng ta có nhiều khả năng hơn những gì chúng ta nghĩ, nếu bạn đọc sách và nói chuyện với rất nhiều người, bạn có thể học được hầu hết mọi thứ.”
Elon Musk liên tục áp dụng những gì mình học được bằng cách phân tích các ý tưởng thành các nguyên tắc cơ bản của chúng và tái tạo chúng theo những cách mới.
Một bài học về cách học của Elon Musk đó là “Hãy coi kiến thức như cái cây khổng lồ”. Điều khiến Elon Musk khác biệt với những người đọc sách khác đó là cách anh ấy suy nghĩ và vận dụng kiến thức của mình.
Nguyên tắc mà Elon Musk đã chỉ ra và áp dụng thành công đó là: Coi kiến thức như một cái cây ngữ nghĩa, đó là đảm bảo rằng bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản. Tức là đi từ thân cây ra cành lớn trước khi đi sâu vào chi tiết, tức là lá và cành nhỏ. Nếu không có thân cây và cành cây, kiến thức chuyên sâu như những chiếc lá chẳng có gì để bám vào.
Đây là nguyên tắc anh ấy đã sử dụng để dạy mình về tên lửa, anh ấy đã nghiên cứu từng chi tiết để đảm bảo rằng mình hoàn toàn hiểu nó. Nguyên tắc này Musk gọi là “Tư duy nguyên bản” - First Principle Thinking”. Đây là một cách nhìn vật lý về thế giới giúp biến mọi thứ thành cơ bản nhất và xem điều gì chúng ta chắc chắn đúng rồi lập luận về nó thay vì chỉ chấp nhận mọi thuộc tính của vạn vật.
Vì vậy Musk rất giỏi trong việc giải mã kiến thức thành các nguyên tắc cơ bản, Musk bắt đầu với điều gì đó mà anh ấy muốn đạt được. Ví dụ như chế tạo một quả tên lửa, sau đó anh ấy bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản đầu tiên, cấu tạo của quả tên lửa gồm những gì, sẽ mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó, nó có giá là bao nhiêu, tôi có thể làm nó rẻ như thế nào. Tên lửa đắt đến mức vô lý trong khi tầm nhìn của Musk là muốn đưa 1 triệu người lên sao hỏa trong thế kỷ tới và để đạt được 1 triệu người lên sao hỏa, Musk cần tên lửa rẻ hơn rất rất nhiều lần và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Vì thế anh ấy tự hỏi tên lửa được làm bằng gì, hợp kim nhôm chuyên dùng trong ngành hàng không vũ trụ cộng thêm titan, đồng, carbon và giá trị của những vật liệu đó trên thị trường hàng hóa là bao nhiêu? Và Musk đã nhận ra là chi phí để làm 1 quả tên lửa chỉ khoảng 2% so với giá thông thường.
Vậy thì việc đưa tên lửa vào vũ trụ lại đắt đến như vậy? Anh ấy cho rằng lý do duy nhất khiến việc đưa một quả tên lửa vào vũ trụ đắt đỏ như vậy là bởi vì mọi người không suy nghĩ theo tư duy nguyên bản.
Vậy là thay vì đưa tên lửa với giá hàng chục triệu USD thì Musk quyết định thành lập công ty, mua những nguyên liệu thô với giá rẻ và tự chế tạo quả tên lửa, Space X ra đời. Trong vài năm, Space X đã giảm chi phí sản xuất một chiếc tên lửa xuống gần 10 lần so với giá trước đây. Musk vận dụng tư duy nguyên bản để phân rã vấn đề tới mức nguyên bản của nó, và kết quả là phá vỡ mọi rào cản chi phí của ngành hàng không vũ trụ. Musk cũng nói rằng tôi nghĩ suy nghĩ của hầu hết mọi người quá phụ thuộc vào các quy ước truyền thống, rất hiếm người chịu khó suy nghĩ điều gì đó dựa trên tư duy nguyên bản. Họ sẽ biện hộ rằng, họ làm điều đó bởi vì chúng luôn được thực hiện theo cách đó hoặc họ sẽ không làm điều đó vì chẳng ai làm điều đó.
Tóm lại là nếu chúng ta muốn đưa ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp thì trước tiên, chúng ta cần phải hiểu các nguyên tắc cơ bản.
Một điều đặc biệt về Elon Musk đó là ông không ngại thử nghiệm những ý tưởng mới và chấp nhận những sai lầm trong quá trình thực hiện. Khi Space X bắt đầu phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa đầu tiên, trong 2 lần thử nghiệm phóng tên lửa thì đều thất bại dẫn đến Space X đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên đến lần phóng tên lửa thứ 3, thì Elon Musk đã thành công đưa “siêu tên lửa” Starship rời khỏi bệ phóng, và tiến thẳng vào không gian.
Ở 2 lần phóng tên lửa trước đó, dù không thành công và bị nổ tung trong quá trình vận hành nhưng nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy được sau 2 lần phóng mà giờ đâu siêu tên lửa đã phóng thành công trên bầu trời nhờ vào sự cải tiến.
Quan điểm của Elon Musk đó là từ những sai lầm, có thể học được nhiều bài học quý báu và tiến xa hơn trên con đường đạt mục tiêu của mình.
Kết luận về quá trình học của Elon Musk:
Elon Musk đã tự học trong suốt hành trình phát triển bản thân của mình. Tuy nhiên, quan niệm tự học của Musk là sự chủ động trong việc học, tìm hiểu kiến thức chứ không phải là cách mà chúng ta học một mình, không có sự cố vấn hay hướng dẫn của người khác.
Đầu tiên Musk xác định, nhận diện vấn đề cụ thể mà mình cần giải quyết thông qua hành vi hoặc năng lực nào đó. Sau đó bước quan trọng chính là giải quyết vấn đề đó, Musk chủ động học và tìm kiếm sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm (mentor) và nghiên cứu từ các nguồn tài liệu. Việc tìm kiếm giải pháp bao gồm xác định cách tiếp cận (How), ai sẽ giúp bạn (Who), các công cụ, tài liệu cần thiết (Which).
Tiếp theo là Musk sẽ thực hành, áp dụng những gì được học vào thực tế, trong các hoàn cảnh cụ thể như địa điểm (Where), thời gian (When). Đây cũng là quá trình làm => sai => làm lại nhiều lần để có được cách làm hiệu quả nhất. Và Musk là người không đợi hoàn hảo rồi mới làm vì học không bao giờ là đủ.
Đây cũng chính là những yếu tố có trong phương pháp “Luyện tập có chủ đích” mà Gitiho đang theo đuổi và áp dụng vào hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với phương pháp này, Gitiho kỳ vọng rằng mỗi nhân viên được tiếp cận với cách đào tạo hiệu quả, chủ động trong quá trình học tập và nâng cao được năng lực, góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm công cụ và phương pháp đào tạo nhân viên, có thể tham khảo Hệ thống quản lý đào tạo nội bộ được tich hợp tính năng “Luyện tập có chủ đích” tại đây:
Từ phương pháp học của Elon Musk, có thể rút ra những bài học quý báu như:
1. Hãy đọc sách nhiều nhất có thể và dựa vào chuyên gia trong ngành để đạt được mục tiêu
Bí quyết để Elon Musk phát triển những công ty khởi nghiệp như Tesla và Space X đi đến vinh quang và thành công như hiện tại nằm ở việc đọc sách. Như đã đề cập ở trên, Elon Musk đọc rất nhiều sách và anh ấy đọc từ khi còn rất nhỏ, anh ấy “hấp thụ” và nhớ hết mọi thứ từ những gì mà mình học được.
Khi Elon Musk quyết định thành lập Space X với mục tiêu là đưa con người chinh phục vũ trụ và giảm các chi phí chế tạo tên lửa, anh ấy đã tìm hiểu thật kỹ về công nghệ tên lửa cũng như các yếu tố kỹ thuật liên quan. Tuy nhiên, Elon Musk nhận ra rằng mình khó có thể làm điều này một mình, anh ấy đã dựa vào các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tên lửa để có thể hiểu sâu hơn về những thứ mình đã học và học hỏi kinh nghiệm thực tế từ họ.
2. Tư duy nguyên bản là “chìa khóa" để bạn dẫn đầu xu thế
Tư duy nguyên bản là một yếu tố quan trọng để bạn dẫn đầu xu thế, điều này được thể hiện rõ trong phương pháp học của tỷ phú giàu nhất thế giới. Tư duy nguyên bản giúp cho Musk biết suy luận và phân tích vấn đề từ những nguyên tắc căn bản và căn bản chứ không bị giới hạn bởi các quy tắc cụ thể nào. Minh chứng rõ nhất là cách mà Musk đã chế tạo thành công siêu tên lửa với chi phí siêu rẻ, khiến cả thế giới đều bất ngờ.
Đây cũng là cách giúp cho Elon Musk đưa ra những giải pháp không chỉ sáng tạo và đột phá cho những vấn đề phức tạp mà chưa ai nghĩ đến. Thay vì giữ một cách tiếp cận theo lối mòn, ông sẽ dùng tư duy nguyên bản để đặt ra các câu hỏi cốt lõi và tìm ra những phương án giải quyết mới mẻ.
3. Kết nối việc học và làm để có thể nhớ hết mọi thứ
Elon Musk không bao giờ học một điều gì đó một cách ngẫu nhiên mà thứ ông ấy tiếp nhận đều được kết nối với thực tiễn một cách chuyên sâu và vững chắc. Tức là phải hiểu được đọc để làm gì, để giải quyết cho vấn đề nào, kiến thức này sau khi áp dụng vào thực tế thì sẽ thế nào, có cách nào cải tiến không.
Chính thái độ này đã tạo nên một cấu trúc học tập mạnh mẽ và bền vững, nơi mà mỗi kiến thức mới là một cành cây mới, được kết nối với các cành và thân cây khác để tạo thành một mạng lưới kiến thức rộng lớn và phong phú. Đặc biệt với Elon Musk, anh ấy không chỉ đơn thuần “nhặt nhạnh” mà điều quan trọng là tạo ra một quá trình học tập có sự kết nối.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết về cách học của Elon Musk sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Còn đối với doanh nghiệp, bộ phận L&D hoàn toàn áp dụng cách học này đối với người học của mình để người học tự học và nâng cao kỹ năng nhờ sự cố vấn của chuyên gia, người có kinh nghiệm. Bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi liên tục và kết nối kiến thức với thực tiễn, Gitiho tin chắc rằng doanh nghiệp nào cũng có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên một cách hiệu quả. Đồng thời tạo ra lợi ích lâu dài cho sự thành công của tổ chức.
*Bài viết có sự tham khảo của kênh Youtube Inner World Podcast trong video “Elon Musk làm thế nào để học mọi thứ nhanh hơn 1.000 lần tất cả những người khác?”