Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động và sự đổi mới liên tục, việc xây dựng một chiến lược đào tạo và phát triển không chỉ là một nhiệm vụ mà là một chiến lược để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Nhân tài luôn được coi là tài sản quý báu nhất của mọi tổ chức, nên việc phát triển và nâng cao kỹ năng của nhân viên không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những thách thức trên con đường phát triển.
Vậy chiến lược L&D có tầm quan trọng như thế nào?, cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực (L&D) là một kế hoạch có mục đích thúc đẩy sự phát triển chuyên nghiệp trong một tổ chức, hướng đến việc nhân viên phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực của họ thông qua đào tạo.
Một chiến lược tốt phải được tính toán về chi phí, phù hợp với thời gian, tạo ra giá trị cho các bên liên quan và phù hợp với chiến lược kinh doanh.
Chiến lược L&D là một bản phác thảo các mục tiêu để phát triển nhân viên, đảm bảo mục tiêu của họ cũng phù hợp với mục tiêu kinh doanh, hoài bão của tổ chức.
Việc xác định một chiến lược học tập và phát triển (L&D) cho doanh nghiệp cần thiết lập sự tương tác giữa lãnh đạo và phòng nhân sự để đảm bảo rằng việc thiết kế các khóa học đáp ứng được nhu cầu đào tạo và phát triển của nhân viên.
Chiến lược L&D là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh rộng lớn hơn của một tổ chức. Chiến lược này vạch ra những năng lực mà công ty yêu cầu đối với nhân viên của mình để bộ phận L&D có thể tập trung và nỗ lực để tạo ra chiến lược cụ thể.
Chiến lược L&D thành công tạo ra những nhân viên giỏi, tài năng, khi họ biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào công việc sẽ cải thiện nhanh chóng hiệu suất làm việc. Mặc dù các chiến lược L&D quan trọng với doanh nghiệp nhưng nó cũng mang lại lợi ích đáng kể cho nhân viên, điển hình như:
Đầu tư vào đào tạo và phát triển con người thể hiện sự trân trọng đối với nhân viên và trao cho họ cơ hội phát triển sự nghiệp.
Chiến lược L&D phù hợp với chiến lược kinh doanh giúp tạo ra một đội ngũ tài năng, thúc đẩy hiệu suất, tạo ra các lợi thế cạnh tranh.
Mặc dù có nhiều lợi ích đáng kể, nhưng các nghiên cứu cho thấy chỉ có 40% các công ty cho biết chiến lược học tập của họ phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Khi các chiến lược đào tạo và phát triển phù hợp với mục tiêu kinh doanh, nó có thể:
Xác định được “lỗ hổng” về các kỹ năng của nhân viên có ảnh hưởng xấu đến công việc của họ, từ đó đưa ra các chương trình nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng.
Đảm bảo được một nguồn nhân chất lượng, bao gồm cả đội ngũ kế nhiệm.
Tăng cường văn hóa học tập nơi làm việc và thúc đẩy học tập liên tục.
Lập kế hoạch nhân sự để có thể thích ứng với các công nghệ mới và cung cấp các dự án chuyển đổi kỹ thuật số thành công.
1. Gắn kết: phát triển nhân viên và đầu tư vào khả năng của họ thúc đẩy sự hài lòng cũng như sự tham gia của nhân viên tại nơi làm việc. Hầu hết các nhân viên thích học những kỹ năng mới và cảm thấy được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng của họ.
2. Hợp tác: khi học tập theo nhóm và chia sẻ kiến thức với nhau, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ trong một tổ chức. Từ đó giúp thúc đẩy sự giao tiếp giữa nhân viên và tìm hiểu cơ hội mới để hợp tác cùng nhau.
3. Đảm bảo việc làm: Nhân viên phát triển kỹ năng của họ và khi mà họ tốt hơn trong công việc họ sẽ cảm thấy mình có giá trị đối với nhà tuyển dụng và tăng khả năng ổn định trong công việc.
4. Khả năng tìm việc: cải thiện khả năng tìm công việc mới của người lao động với các tổ chức khác trong trường hợp họ chuyển sang nơi khác làm việc. Bằng cách phát triển kỹ năng và năng lực, nhân viên có thể trở nên “đắt giá” hơn các ứng viên khác, tăng cơ hội nghề nghiệp trong thị trường thị nhân sự đầy biến động như hiện nay.
5. Công việc linh hoạt: đào tạo có thể giúp nhân viên thuận tiện chuyển sang các vai trò mới trong tổ chức với mức thu nhập cao hơn. Bởi chiến lược đào tạo và phát triển có thể xác định được những kỹ năng chưa được khai thác trước đó của nhân viên, đóng góp vào sự phát triển sự nghiệp và có nhiều cơ hội để thăng tiến.
1. Năng suất: Sau quá trình đào tạo và phát triển, nhân viên sẽ tăng được năng suất làm việc đáng kể. Chiến lược L&D giúp nhân viên hoàn thành công việc nhanh hơn trong thời gian ngắn, tăng chất lượng công việc.
2. Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên: Một trong những lý do nhân viên gắn bó lâu dài với một tổ chức là tổ chức đó có chiến lược đào tạo và phát triển cụ thể. Vì vậy, đầu tư vào sự nghiệp của nhân viên giúp hạn chế được tình trạng nhảy việc của nhân viên.
3. Thu hút ứng viên tiềm năng: Tương tự, nhà tuyển dụng có thể thu hút các ứng viên tiềm năng bằng cách làm nổi bật chiến lược L&D của công ty mình, ứng viên sẽ nhận ra được tiềm năng phát triển nếu làm việc trong môi trường coi trọng đào tạo và phát triển. Như vậy, rất có khả năng bạn sẽ tìm kiếm được nhiều ứng viên triển vọng.
4. Lợi thế cạnh tranh của công ty, doanh nghiệp: Nhân viên khi có kiến thức sẽ có khả năng tìm tòi, cập nhật xu hướng mới nhất trong lĩnh vực. Khi đó sẽ giúp họ nắm bắt được những phương pháp và kỹ thuật mới để cải thiện hoạt động và quy trình làm việc của tổ chức. Bằng cách áp dụng kiến thức, tổ chức có thể tăng cường năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Những lợi thế này giúp cho tổ chức có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
5. Khả năng thích ứng, vượt qua những biến động: Chiến lược L&D giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, giúp nhân viên có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi và yêu cầu khắc nghiệt trên thị trường hoặc khi xảy ra các tình huống bất ngờ.
Trong khi bộ phận L&D có trách nhiệm thiết kế, lên kế hoạch, triển khai và đánh giá chiến lược thì còn có sự đóng góp của các bộ phận khác trong tổ chức, bao gồm:
Người học/người lao động
Quản lý/giám sát
Lãnh đạo
Nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp là những người cần phải học kiến thức, kỹ năng mới để áp dụng vào công việc của họ. Các tổ chức nên truyền đạt thật rõ ràng chiến lược đào tạo và phát triển cho nhân viên, thông báo cho họ mục tiêu và kết quả dự kiến.
Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu mức độ yêu thích của nhân viên với việc học và nhận phản hồi từ họ. Khi bộ phận L&D tổng hợp được thông tin từ người học, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu học tập của họ, cách họ muốn tiếp nhận thông tin và cả phong cách học tập của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp cho tổ chức điều chỉnh được lộ trình học tập của từng nhân viên và tăng cường sự tham gia, hiệu quả học tập của người học.
Doanh nghiệp cũng phải truyền đạt cho nhân viên hiểu được tầm quan trọng của các chiến lược L&D và những lợi ích tiềm năng mà nó đem lại cho nhân viên. Đồng thời, cũng cần khẳng định rằng sẵn sàng đầu tư thời gian và nguồn lực để đào tạo cho nhân viên có được các kỹ năng mới.
Tuy nhiên, không phải tất cả chiến lược đào tạo và phát triển đều được yêu cầu và lên lịch từ trước. Một số hoạt động khác có thể yêu cầu sự độc lập và tự chủ từ phía người học.
Các nhà quản lý là một trong những người quan trọng tham gia vào chiến lược đào tạo và phát triển, có vai trò quyết định đến sự thành công. Sự ủng hộ của nhà quản lý có thể tạo động lực và hỗ trợ rất lớn đến việc ứng dụng đào tạo và phát triển. Ngược lại nếu bộ phận quản lý không quan tâm hoặc có những hành động cản trở thì có thể sẽ rất khó khăn cho chiến lược.
Bộ phận quản lý là người gần gũi và thân thiết với nhân viên của mình, họ cũng có thể cung cấp các ý kiến và thông tin phản hồi từ nhân viên, giúp đánh giá và điều chỉnh chiến lược L&D sát với nhu cầu thực tế.
Ngoài ra, quản lý cũng được coi là người học trong quá trình đào tạo và phát triển. Một chiến lược L&D hiệu quả không chỉ tập trung vào việc phát triển nhân viên mà còn bao gồm các mục tiêu học tập, kỹ năng mới cho quản lý. Bằng cách cung cấp các khóa học đào tạo và tài liệu học tập phù hợp, tổ chức có thể giúp cho nhân viên được nâng cao kiến thức, chuyên môn của mình, áp dụng vào công việc một cách hiệu quả.
Trong quá trình thiết lập L&D, nhà quản lý có thể đưa ra ý kiến, phương pháp, còn người lãnh đạo sẽ là người xác định mục tiêu chính của chương trình đào tạo doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo cũng là tấm gương học tập để nhân viên bên dưới noi theo.
2 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược L&D và cũng là khởi đầu cho chiến dịch đó là mục tiêu kinh doanh/định hướng chiến lược của tổ chức, các yếu tố hoạt động/vận hành ở thời điểm hiện tại.
Định hướng và mục tiêu chiến lược của công ty sẽ hình thành nền tảng của chiến lược L&D. Điều này bao gồm yếu tố nội bộ và bối cảnh bên ngoài.
Ví dụ:
Chuyển đổi sang một đối tượng khách hàng mục tiêu mới hoặc một sản phẩm mới.
Triển khai mô hình kinh doanh mới
Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Mở rộng hoạt động kinh doanh, bán hàng.
Nâng cao hiệu suất thông qua phân tích khoảng cách kỹ năng (sự chênh lệch giữa kỹ năng hiện có của 1 nhân viên với kỹ năng mà tổ chức yêu cầu để thực hiện công việc).
Một trong số này có thể bao gồm với mọi tổ chức, trong khi những người khác lại yêu cầu tập trung vào các bộ phận cụ thể. Hướng đi chiến lược của doanh nghiệp là điểm khởi đầu để thiết kế chiến lược đào tạo và phát triển cho nhân viên. Mục tiêu kinh doanh sẽ các định quy mô của việc cải tổ L&D, mức đầu tư và mức độ cam kết của nhân viên.
Chiến lược L&D cuối cùng lọc ra các mục tiêu kinh doanh thông qua những yếu tố hoạt động cần có.
Điều này bao gồm văn hóa nơi làm việc và hệ sinh thái học tập (tài liệu học tập, cộng đồng học tập, phương pháp học tập, chính sách học tập) để xác định các yếu tố này có tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch L&D hay không hay cần thay đổi gì trong kế hoạch hay không.
Một số yếu tố hoạt động cần xem xét khi tạo chiến lược đào tạo và phát triển bao gồm:
Quy mô của sự thay đổi mà lãnh đạo mong muốn nhìn thấy.
Ngân sách có sẵn cho các chương trình giáo dục.
Thời gian dự kiến để đạt được kết quả của chiến lược L&D.
Công nghệ L&D hiện có: công nghệ và phần mềm được sử dụng trong hoạt động học tập và phát triển.
Khả năng truy cập vào tài liệu giáo dục của nhân viên.
Năng lực và khả năng của bộ phận L&D trong việc triển khai chiến lược
Chức năng L&D cho bên thứ 3: sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để hỗ trợ và thực hiện các hoạt động đào tạo.
Sự thiếu thích hợp với việc học tập của nhân viên hiện tại.
Các chiến lược L&D mới sẽ tích hợp vào quy trình công việc hiện có.
Xem thêm: 6 bước xây dựng chiến lược L&D hiệu quả cho doanh nghiệp
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chiến lược đào tạo và phát triển phù hợp, hiệu quả. Gitiho tin rằng, nếu chú trọng vào phát triển con người, doanh nghiệp sẽ gặt hái được những thành công đầy ấn tượng.