Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Nếu bạn còn đang mông lung, không hiểu rõ về cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì hãy đọc bài viết này nhé! Gitiho sẽ cùng bạn tìm hiểu 2 cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, các trường hợp áp dụng và cách tính thuế giá trị gia tăng theo từng cách. Cùng theo dõi nhé!

Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Khái niệm thuế giá trị gia tăng

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Thuế giá trị gia tăng (VAT - Value-Added Tax) là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, chủ thể đem nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan nhà nước là chính các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó. Vì vật, doanh nghiệp cần xác định và kê khai đầy đủ, chính xác thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Có 2 phương pháp kê khái thuế giá trị gia tăng là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ.

Phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp

Có 2 cách để kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Đó là: Kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu và kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng. Mỗi cách sẽ có đối tượng áp dụng và cách tính thuế giá trị gia tăng khác.

Xem thêm: Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới nhất

Kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu

Khoản 2, điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

Đối tượng áp dụng phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu

Các đối tượng áp dụng cách kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu là:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập (ngoại trừ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tự nguyên áp dụng phương pháp khấu trừ)
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động, có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng 1 tỷ đồng (ngoại trừ doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ)
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức không tuân theo/không tuân theo đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tìm kiếm, thăm dò, khai thác và phát triển dầu khí)
  • Các tổ chức kinh tế không phải doanh nghiệp, hợp tác xã (ngoại trừ trường hợp các tổ chức đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ)

Trong đó, Các trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ được quy định tại Khoản 3, điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sau:

  • Doanh nghiệp mới được thành lập theo dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. 
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã:
    • Đang hoạt động
    • Doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng dưới ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng, 
    • Tuân theo đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu hoặc nhà thầu phụ
  • Tổ chức kinh tế (không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã) hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp, tổ chức đang kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, nhưng doanh thu hàng năm tăng lên trên 1 tỷ đồng thì phải chuyển sang kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, không được kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
 

Xem thêm: HƯỚNG DẪN - Hoàn thuế GTGT 

Hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu thực hiện theo mẫu Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT.

Cách tính thuế giá trị gia tăng cần nộp theo phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu

Công thức tính thuế giá trị gia tăng cần nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu như sau:

Số tiền cần nộp thuế giá trị gia tăng = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó:

  • Doanh thu dùng tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền thu được từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực tế được ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm phụ thu, phụ phí doanh nghiệp, tổ chức được hưởng
  • Tỷ lệ % dùng tính thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
    • Đối với doanh nghiệp, tổ chức phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
    • Đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
    • Đối với doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
    • Đối với doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh khác: 2%

Kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng

Bên cạnh kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu, để kê khai thuế giá trị gia tăng còn có phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Đối tượng áp dụng 

Đối tượng áp dụng phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng này rất hạn hẹp. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, cần hạch toán riêng hoạt động mua bán, chế tác này và nộp thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thực hiện theo mẫu Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 03/GTGT.

Cách tính thuế giá trị gia tăng cần nộp theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Số tiền cần nộp thuế giá trị gia tăng = giá trị gia tăng x 10%

Trong đó:

  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý = giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ đi (-) giá mua vào của vàng, bạc, đá quý tương ứng. 
  • Giá thanh toán bán ra của vàng bạc đá quý: Giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và phụ thu, phụ phí mà bên bán được hướng
  • Giá thanh toán mua vào của vàng, bạc, đá quý: Giá trị vàng bạc đá quý mua vào đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng. 

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
 

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

  • Nếu nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng kế tiếp
  • Nếu nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý kế tiếp
  • Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cũng là thời hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng (nếu có phát sinh thuế)

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
 

Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ

Tổng kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp. Mong rằng bạn đã hiểu rõ về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng này và áp dụng được vào công việc của mình!

Chúc bạn học tốt. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông