Hàm IF và hàm VLOOKUP là 2 hàm cơ bản, quan trọng và có nhiều công dụng trong quá trình học Excel. Vậy nếu chúng ta kết hợp hàm IF và VLOOKUP với nhau thì sẽ được kết quả gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua các ví dụ cụ thể dưới đây nhé.
Như các bạn đã biết, hàm IF là hàm điều kiện còn hàm VLOOKUP là hàm dò tìm của Excel. Khi dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP thì chúng ta có thể tìm kiếm theo điều kiện tùy chọn. Điều này sẽ giúp việc tìm kiếm trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Công thức chung khi chúng ta dùng VLOOKUP kết hợp IF sẽ có dạng như sau:
IF (VLOOKUP (…) = sample_value , TRUE, FALSE)
Kết quả trả về sẽ có dạng True/False. Trong đó True là kết quả tìm kiếm thỏa mãn điều kiện, còn False là không thỏa mãn điều kiện. Những trường hợp thực tế khi hàm IF kết hợp VLOOKUP thì các bạn xem trong ví dụ dưới đây:
Giả sử chúng ta có một bảng dữ liệu như sau:
Trong cột A chúng ta có tên các mặt hàng, trong cột B thì có số lượng hàng đang có. Bây giờ yêu cầu đặt ra là kiểm tra số lượng hàng tồn kho của từng loại. Nếu còn hàng thì là Yes, còn hết hàng thì No. Kết quả cần được điền vào cột E.
Khi đó chúng ta sẽ có công thức tìm kiếm theo điều kiện như sau:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)=0,"Không","Có")
Giải thích công thức:
VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE):
=0,"Không","Có":
Kết quả thu được sẽ như sau:
Ngoài cách đặt công thức trả về kết quả là Có/Không thì chúng ta có thể thay đổi thành Đúng/Sai hoặc Hết hàng/Tồn kho đều được. Công thức cụ thể như sau:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,"Hết hàng","Tồn kho")
hoặc
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,"Sai","Đúng")
Để hiểu và nắm được các cách sử dụng hàm trong Excel từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể đăng ký học Excel online với khóa sau tại Gitiho:
Chúng ta có thể dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP để so sánh kết quả tìm kiếm của hàm VLOOKUP với một giá trị ô khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể kiểm tra giá trị tìm được với con số nằm ở ô G2 như sau:
Công thức cụ thể là:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)>=G2,"Có","Không")
Giải thích công thức:
VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE):
Hàm VLOOKUP tìm kiếm giá trị trong ô E1 chính xác trong phạm vi dữ liệu từ cột A2 đến B10.
>=G2,"Có","Không":
Nếu muốn so sánh từng ô trong cột mục tiêu với danh sách khác thì chúng ta dùng công thức IF ISNA VLOOKUP. Trong đó, chúng ta sẽ đặt điều kiện là kết quả phù hợp được trả về là Đúng hoặc Có, ngược lại thì là Sai hoặc Không.
Công thức cụ thể như sau:
=IF(ISNA(VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE)),"Không","Có")
Giải thích công thức:
Đây là một hàm IF sử dụng hàm ISNA và hàm VLOOKUP để thực hiện kiểm tra dựa trên kết quả tìm kiếm.
VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE):
ISNA(VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE)):
,"Không","Có":
Nếu công việc của bạn yêu cầu kiểm tra xem trong bảng có những sản phẩm nào còn tồn kho khi so sánh với danh sách đã hết hàng thì công thức của chúng ta sẽ có dạng như sau:
=IF(ISNA(VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE)),"Có","Không")
Xem thêm: Cách dùng hàm IF ELSE trong VBA Excel tự động kiểm tra điều kiện
Chúng ta có thể dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP để thực hiện các phép tính khác nhau theo tiêu chí mà chúng ta đặt ra.
Ví dụ: Công ty có một đội ngũ bán hàng được thưởng hoa hồng theo hiệu quả kinh doanh. Trong đó, người có doanh số từ 200$ sẽ nhận được 20% hoa hồng, còn người những người khác nhận 10%. Lúc này, điều kiện mà chúng ta cần đặt ra cho hàm VLOOKUP sẽ là: Tìm các giá trị lớn hơn hoặc bằng 200$, nếu có thì nhân nó với 20%, nếu không thì nhân với 10%.
Như vậy, chúng ta cần viết 3 hàm VLOOKUP lồng nhau rồi đặt hàm IF ở ngoài cùng thành công thức có dạng như sau:
=IF(VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)>=200,VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)*20%,VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)*10%)
Trong đó A2:C10 là vùng dữ liệu chứ tên người bán, còn C2:C10 là doanh số bán hàng của từng người.
Có thể bạn chưa biết khi Excel hiện lỗi #N/A thì không hẳn là công thức của bạn sai. Nếu VLOOKUP không tìm thấy một giá trị được chỉ định thì cũng sẽ hiện lỗi #N/A. Để ẩn lỗi này đi và thay nó thành văn bản riêng thì chúng ta có thể dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP, và hàm ISNA theo công thức như sau:
IF (ISNA (VLOOKUP (…)), “Not found”, VLOOKUP (…))
Lưu ý: Phần “Not found” có thể được thay thế bằng bất kỳ văn bản nào khác mà bạn thấy phù hợp để thông báo về việc không tìm thấy một giá trị.
Ví dụ: Chúng ta có bảng chứa thông gồm tên người bán, doanh thu bán hàng. Yêu cầu đặt ra là tìm ra số tiền tương ứng với tên người bán nhập vào F1. Vậy công thức cụ thể của chúng ta sẽ là:
=IF(ISNA(VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)),"Notfound",VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE))
Khi đó, nếu tên được nhập vào F1 có nằm trong bảng dữ liệu bên trái thì số tiền chính xác cũng sẽ hiện ra. Nếu tên được nhập vào ô F1 không thuộc bảng bên trái thì sẽ có thông báo Not found (nghĩa là: Không tìm thấy) thay vì lỗi #N/A:
Chú ý: Cũng là trường hợp nêu trên nhưng trong các phiên bản Excel mới (2013, 2016, 2019, Office 365) thì bạn sẽ có thêm một hàm khác để kiểm tra logic và ẩn lỗi #N/A là IFNA. Hàm này sẽ có dạng thức cơ bản như sau:
IFNA (VLOOKUP (…),"NOT FOUND")
Áp dụng cụ thể vào trường hợp này thì công thức hàm sẽ là:
=IFNA(VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3, FALSE),"Not found")
Nếu bạn muốn tìm thấy tất cả các lỗi thì chúng ta có thể kết hợp hàm VLOOKUP với hàm IFERROR nhé.
Nếu bạn muốn đặt điều kiện là không tìm thấy kết quả thì trả về 0 thì chúng ta vẫn sẽ dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP, và ISNA theo công thức như sau:
IF (ISNA (VLOOKUP (…)), 0, VLOOKUP (…))
Trong đó, phần value_if_true chúng ta sẽ điền số 0 thay vì một đoạn văn bản.
Áp dụng vào bảng dữ liệu nêu trên thì công thức cụ thể là:
=IF(ISNA(VLOOKUP(F2,$A$2:$C$10,3,FALSE)),0, VLOOKUP(F2,$A$2:$C$10,3,FALSE))
Công thức khác có thể dùng để thay thế nếu bạn đang sử dụng Excel từ bản 2013 trở lên là:
=IFNA(VLOOKUP(I2,$A$2:$C$10,3, FALSE), 0)
Đây là kiểu viết khác của câu lệnh “Vlookup if then”, chúng ta sẽ nhập công thức vào chuỗi trống ("") thay vì lỗi #N/A:
IF (ISNA (VLOOKUP (…)), "", VLOOKUP (…))
Áp dụng vào bảng dữ liệu nêu trên thì công thức cụ thể sẽ như sau:
=IF(ISNA(VLOOKUP(F2,$A$2:$C$10,3,FALSE)),"", VLOOKUP(F2,$A$2:$C$10,3,FALSE))
Nếu bạn dùng Excel từ bản 2013 trở lên thì chúng ta có thêm một công thức khác để thay thế là:
=IFNA(VLOOKUP(F2,$A$2:$C$10,3, FALSE),"").
Như vậy, chúng mình đã hướng dẫn cho các bạn về cách dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel qua các ví dụ cụ thể. Hy vọng các bạn có thể áp dụng được kiến thức trong bài viết này vào công việc thực tế.
Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!
Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!