Nội dung chính
Khi dùng Excel, chắc các bạn không còn xa lạ với hàm IF – hàm điều kiện. Tuy nhiên, hàm if nhiều điều kiện thì không phải ai cũng nắm rõ và sử dụng được chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng hàm IF nhiều điều điều kiện thật dễ dàng nhé.
Ta sử dụng hàm IF nhiều điều kiện khi các số liệu của bạn cần phải được kiểm tra bằng thuật toán phức tạp với rất nhiều điều kiện. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nhiều chức năng IF trong một công thức, và công thức hàm IF lúc này được gọi là hàm IF lồng nhau hay hàm IF nhiều điều kiện. Ưu điểm khi sử dụng hàm IF lồng nhau là nó sẽ cho phép bạn kiểm tra nhiều điều kiện và nhận được các giá trị khác nhau phụ thuộc vào kết quả kiểm tra với duy nhất một công thức.
Trong Microsoft Excel, hàm IF cũng giống như là một dạng mệnh lệnh Nếu.. thì.
Công thức: =IF(logical_test,”Value_IF_TRUE”,”Value_IF_FALSE”)
Trong đó:
logical_test: điều kiện để kiểm tra.
Value_IF_TRUE: trả về một giá trị nếu thỏa mãn điều kiện đưa ra.
Value_IF_FALSE: trả về giá trị khác nếu không đáp ứng điều kiện đã đưa ra.
Hay có thể hiểu đơn giản:
Cú pháp Hàm IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)
Ý nghĩa hàm IF: Nếu như “điều kiện” đúng thì kết quả hàm trả về là “giá trị 1”, ngược lại trả về “giá trị 2”.
Trong thực tế tính toán, ta sẽ có hơn 1 điều kiện để xét cho ra một kết quả nào đó. Người ta có thể kết hợp nhiều hàm IF với nhau còn gọi là hàm IF lồng hay hàm IF nhiều điều kiện.
Hàm IF nhiều điều kiện khá đơn giản để sử dụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay mắc phải các lỗi khi không để ý. Để cải thiện công thức hàm IF lồng nhau và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ 3 điều cơ bản sau:
Dưới đây là một ví dụ điển hình về hàm IF với nhiều điều kiện. Giả sử bạn có một danh sách học sinh ở cột A và điểm số tương ứng ở cột B, bạn muốn phân loại ra theo những điều kiện sau:
Excellent: trên 249
Good: từ 200 đến 249
Satisfactory: từ 150 đến 199
Poor: dưới 150
Để phân loại kết quả tự động dựa vào số điểm ở cột B, bạn cần dùng hàm IF nhiều điều kiện. Công thức hàm IF ở hàng C2 của Brian sẽ như sau:
=IF(B2>249, “Excellent”, IF(B2>=200, “Good”, IF(B2>150, “Satisfactory”, “Poor “)))
Và đây là kết quả:
Công thức hàm IF lồng vào nhau ở ví dụ trên sẽ dễ hơn nếu bạn tách công thức hàm IF lồng nhau trên ra từng phần riêng lẻ:
=IF(B2>249, “Excellent”,
=IF(B2>=200, “Good”,
=IF(B2>150, “Satisfactory”, “Poor”)))
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể để bạn có thể sử dụng hàm IF nhiều điều kiện. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và áp dụng hàm IF này trong trang tính cụ thể của mình. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm các kỹ năng văn phòng trên Excel hay tham khảo qua các khóa học online hoặc đọc thêm các bài viết của Gitiho nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Excel Cơ Bản
0 Bình luận