Hàm IF và hàm AND đều là những hàm cơ bản trong Excel mà bạn có lẽ đã sử dụng thành thạo. Nhưng bạn có biết cách kết hợp hai hàm IF AND này sao cho hiệu quả không? Việc kết hợp hai hàm không quá khó khăn như bạn tưởng tượng đâu. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu công dụng và cách thức kết hợp hai loại hàm cơ bản này trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Hàm IF trong Excel là một trong những hàm logic phổ biến nhất trong Excel với chức năng so sánh giá trị trên trang tính với giá trị mà bạn mong muốn. Phép so sánh này sẽ cho ra hai kết quả, dựa vào đó bạn có thể nhận về một trong hai giá trị đã thiết lập trong công thức hàm IF của mình
Cú pháp hàm IF gồm các tham số sau:
=IF(điều kiện,“giá trị 1”,“giá trị 2”)
Trong đó:
Với cú pháp như trên, bạn có thể hiểu nếu điều kiện của hàm IF được thỏa mãn, Excel sẽ trả về “giá trị 1”, ngược lại nếu điều kiện không thỏa mãn sẽ trả về “giá trị 2”.
Hàm AND trong Excel là hàm logic được dùng để kiểm tra tất cả các điều kiện trong một phép kiểm tra. Dựa vào kết quả của phép kiểm tra mà hàm AND sẽ trả về một trong hai giá trị TRUE và FALSE.
Cú pháp hàm AND như sau:
=AND(Điều kiện 1,Điều kiện 2,…Điều kiện n)
Trong đó: Toàn bộ các tham số là các điều kiện bạn yêu cầu trong phép kiểm tra.
Nếu tất cả các điều kiện liệt kê trong công thức hàm AND đều chính xác thì Excel sẽ hiển thị giá trị TRUE. Ngược lại, nếu ít nhất một trong các điều kiện không được thỏa mãn thì Excel trả về kết quả FALSE.
Sau khi đã ôn lại cách sử dụng hàm IF và hàm AND riêng lẻ, trong phần này, chúng ta sẽ cùng thực hành các phép kết hợp với 2 hàm logic cơ bản của Excel.
Vậy khi nào chúng ta sử dụng hàm IF và AND trong Excel? Nếu bạn cần giải quyết bài toán yêu cầu kiểm tra nhiều điều kiện mới có thể hiển thị các giá trị cho thích hợp, hàm IF AND chính là lựa chọn tối ưu.
Khi kết hợp hàm IF và hàm AND, chúng ta có được cú pháp công thức hàm logic IF mới như sau:
=IF(AND(Điều kiện 1,Điều kiện 2,…Điều kiện n),“giá trị 1”,“giá trị 2”)
Trong đó:
Chúng ta có thể hiểu logic trong công thức hàm trên như sau: Nếu tất cả các điều kiện trong hàm AND đều đúng thì Excel hiển thị “giá trị 1”. Ngược lại, Nếu có một điều kiện trong hàm AND không thỏa mãn thì Excel hiển thị “giá trị 2”
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng thực hành áp dụng cú pháp hàm IF AND trong Excel vào một ví dụ cụ thể.
Giả sử chúng ta cần phân loại học sinh theo điều kiện: Nếu cả điểm lý thuyết và thực hành đều trên 5 điểm thì học sinh đó xếp loại Đạt, còn nếu có điểm dưới 5 thì học sinh đó Không Đạt.
Như vậy để xếp loại học sinh, chúng ta kết hợp hàm IF và AND trong Excel để xác định các điều kiện và trả về kết quả tương ứng. Cách viết công thức logic sẽ được thực hiện qua các thao tác dưới đây:
=IF(AND(D5>=5,E5>=5),“Đạt”,“Không Đạt”)
Chúng ta tiến hành áp dụng công thức hàm IF AND cho ô F5. Ngay lập tức Excel hiển thị kết quả “Không Đạt” vì:
Bài viết trên là những hướng dẫn chi tiết về cách kết hợp hàm IF và AND trong Excel với ví dụ cụ thể. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn biết cách kết hợp thành thạo hai hàm IF AND trong trang tính Excel của mình.
Xem thêm: Top khóa học tin học văn phòng nhiều học viên tại Gitiho
Tài liệu kèm theo bài viết