Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm file Manifest để đưa lên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Việc làm file Manifest rất cần sự chính xác bởi sai Manifest thì đồng nghĩa là sửa cả Bill, vậy nên bạn đọc hãy lưu tâm trước khi tạo file Manifest
Đọc thêm: Những chứng từ cần thiết để khai Manifest chuẩn trong Logistics
Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics
Top khóa học xuất nhập khẩu Logistics hàng đầu
Phần đầu của file Manifest
Ví dụ, chúng ta có một lô hàng nhập về và chúng ta là FWD, nhiệm vụ của FWD khai bản Manifest cho hãng tàu. Trong bản này sẽ có những phần như sau.
- Document's No (Số hồ sơ): Đây là mã phân quyền trong thông báo hàng đến
- Document's Year (Năm đăng ký hồ sơ): Số năm làm tờ khai (Mục này không cần điền)
- Document's Function (Chức năng chứng từ): Mục này để không
- Shipper: Thông tin của Shipper như trên Bill
- CNEE: Thông tin của CNEE được ghi với công thức TAX CODE: Mã số thuế #TÊN CÔNG TY #ĐỊA CHỈ #SDT #FAX (
* Lưu ý: Nếu khai sai Manifest thì quá trình sửa sai rất phức tạp, mặc dù sửa thông tin trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia là vẫn khả thi nhưng lại phải qua rất nhiều cửa. Chẳng hạn CNEE ở Hồ Chí Minh mà lại báo Hà Nội nhận hàng thì lúc đó quá trình sẽ rất phức tạp
Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

Phần thân của file Manifest
Thông tin chính của Manifest
Mục tiếp theo của file Manifest
- Notify Party 1 (Người được thông báo): Tương tự CNEE
- Code of Port of Transhipment/Transit (Mã cảng chuyển tải/quá cảnh): Nếu hàng quá cảnh thì vào tra mã cảng
- Final Destination (Mã cảng gia hàng/cảng đích): Xem AN check tên cảng chính xác. Ví dụ: VIP Green Port (tra là: Cảng xanh VIP)
- Code of Port of Loading (Mã cảng xếp hàng): Tra cảng POL
- Port of unloading/discharging (Mã cảng dỡ hàng): Tương tự cảng đích
- Place of Delivery (Địa điểm giao hàng): Điền cả mã và tên cảng chi tiết

Lấy thông tin của Bill
- Cargo Type/Terms of Shipment (Loại hàng): Phân biệt rõ ràng hàng lẻ hay hàng Cont
- Bill of Lading number (Số vận đơn): Điền House of B/L
- Date of house bill of lading (Ngày phát hành vận đơn): Kiểm tra trong HBL
- Master bill of lading (Số vận đơn gốc): Điền Master B/L
- Date if master bill of lading (Ngày phát hành vận đơn gốc): Kiểm tra trong Master B/L
- Departure date (Ngày khởi hành): Điền bình thường
Đọc thêm: Manifest và các vấn đề liên quan trong xuất nhập khẩu

- Number of packages (Tổng số kiện): Điền như trên Bill
- Kind of packages (Loại kiện): Phải tra kỹ trong Declaration list xem đó là loại kiện hàng gì
- Total Gross Weight: Tổng trọng lượng
- Total Gross Weight (Đơn vị tính tổng trọng lượng): Tính đơn vị KGM (KG) hoặc TNE (Tấn)

Phần cuối của file Manifest
- HS code if avail (Mã hàng): HS code có thể hiểu là "chứng minh thư" của hàng hóa (Chẳng hạn nhập một lô hàng mũ thì ở bên Mỹ gọi là "Hat" mà Việt Nam gọi là "Mũ" thì thay vì sử dụng tên bằng chữ thì HS Code sẽ gọi tên món hàng đó bằng số)
- Description of Goods (Mô tả hàng hóa): Việc mô tả hàng hóa cũng cần sự chặt chẽ bởi có quy định riêng về Manifest gồm: Tên hàng #Số kiện (nếu nhiều kiện hàng thì cứ dùng # liên tiếp)
- Gross Weight (Tổng trọng lượng): Nếu là một Cont thì có thể ghi như trên ảnh, còn nhiều Cont thì phải chia ra (Ví dụ 2 Cont là 7000 thì ghi là "3500, 3500")
- Demension/Tonnage (Kích thước/thể tích): Tương tự như tổng trọng lượng
- Cont. number: Số hiệu Cont
- Seal number: Số chì

Qua bài viết này, Gitiho.com đã cùng bạn đọc tìm hiểu những thông tin, khoản mục nằm trong một file Manifest đầy đủ được đăng tải lên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích, bổ ích để làm file Manifest.
Đọc thêm:
Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết
Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Tài liệu kèm theo bài viết