Cùng tìm hiểu về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Bài viết này Gitiho.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu. Nếu như với thanh toán nhờ thu hay ngay cả thanh toán quốc tế thì Shipper thường là người gặp bất lợi khi gặp những rủi ro kiểu như CNEE không thanh toán, ngân hàng không chịu trách nhiệm khi CNEE không trả tiền,... Thì với thanh toán L/C thì các điều khoản sẽ chắn chắn hơn cho Shipper rất nhiều.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Định nghĩa về thanh toán L/C

Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là thư do ngân hàng CNEE phát hành (Theo yêu cầu của CNEE) cam kết với Shipper về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu Shipper xuất trình được bộ chứng từ XNK hợp lệ, đúng theo quy trình L/C. Có thể nói L/C là thư cam kết của (Letter of Credit - L/C) quy trình L/C

L/C ngân hàng CNEE về việc trả tiền Shipper, do đó các bên rất yên tâm về quyền lợi của mình 

Đọc thêm: Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Tổng quan về mô hình thanh toán L/C

Chi tiết về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

Chúng ta sẽ dựa vào những mũi tên điều hướng của mô hình dưới đây để nắm rõ về quy trình thanh toán L/C:

Mũi tên 1: Sau khi CNEE kí kết với Shipper thì sẽ gửi hợp đồng cho Ngân hàng CNEE và đề nghị ngân hàng CNEE gửi cho mình một bản L/C.

- Cùng với đó CNEE cần phải ký quỹ cho Ngân hàng CNEE (Bước ký quỹ này sẽ tránh cho việc CNEE bùng tiền. Bước này bắt buộc phải có thì Ngân hàng CNEE mới làm cam kết). Kỹ quý có thể là 50% hoặc 100% của lô hàng. Tuỳ vào quy mô của CNEE sẽ có mức ký quỹ khác nhau. Nhiều CNEE lớn có độ uy tín cao thậm chí không phải ký quỹ, ngược lại, CNEE bé thì sẽ phải ký quỹ lên đến 100% cho Ngân hàng CNEE

Mũi tên 2 (Có ba mũi tên số 2): Ngân hàng CNEE sau khi lập được L/C sẽ gửi cho 3 bên còn lại để kiểm tra. 

Mũi tên 3: Khi quá trình kiểm tra của các bên đã ổn thoả thì Shipper sẽ giao hàng cho CNEE

Mũi tên 4: Shipper phải xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Shipper (Gồm Invoice, Packing, Contract,...). Sau khi nhận được bộ chứng từ thì Ngân hàng Shipper sẽ kiểm tra bộ chứng từ 

Mũi tên 5: Khi chứng từ đã được xác nhận bởi Ngân hàng Shipper thì sẽ chuyển bộ chứng từ này cho Ngân hàng CNEE. Lúc này Ngân hàng CNEE cần phải kiểm tra chứng từ rất kỹ để có thể đưa ra thanh toán L/C

Mũi tên 6: Ngân hàng CNEE báo cho CNEE rằng đã nhận được bộ chứng từ được gửi từ Ngân hàng Shipper và CNEE cần phải thanh toán cho Ngân hàng CNEE để nhận được bộ chứng từ rồi ký hậu vào Bill để CNEE nhận hàng

Mũi tên 7: Ngân hàng CNEE đã xác nhận bộ chứng từ hợp lệ thì sẽ thanh toán cho Ngân hàng Shipper 

Mũi tên 8: CNEE cần phải thanh toán nốt cho Ngân hàng CNEE (Trừ khoản ký quỹ xem thừa hay thiếu) sau đó mới được CNEE kí hậu để nhận bộ chứng từ thì mới lấy được hàng từ hải quan

Đọc thêm: Cách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Cùng tìm hiểu về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

Khái quát mô hình thanh toán L/C

- Đầu tiên Ngân hàng CNEE sẽ ra thanh toán L./C để cam kết trả tiền cho Shipper và để Shipper làm đúng bộ chứng từ. Sau đó Shipper sẽ chuyển hàng cho CNEE. Còn chứng từ sẽ đi từ Shipper -> Ngân hàng Shipper -> Ngân hàng CNEE -> CNEE (CNEE chỉ được nhận chứng từ khi đã thanh toán đầy đủ). Còn tiền thì sẽ đi ngược lại với quy trình vừa rồi, bắt đầu từ CNEE 

*Lưu Ý: Để tránh việc Ngân hàng CNEE không đủ điều kiện chi trả cho Shipper (Ngân hàng sắp phá sản) thì Shipper có thể dùng một ngân hàng to hơn như HSBC, CitiBank,... Để đứng ra bảo lãnh cho Ngân hàng CNEE. Nếu trong trường hợp Ngân hàng CNEE không đủ khả năng trả cho Shipper thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền cho Shipper (Có thu thêm phí bảo lãnh)

Đọc thêm: Cách phân loại Bill gốc trong xuất nhập khẩu và những lưu ý khi xử lý vận đơn

Những chứng từ mà Shipper phải xuất trình cho ngân hàng để thanh toán L/C

Dưới đây là những chứng từ bắt buộc của Shipper để xuất trình cho ngân hàng để đảm bảo quá trình thanh toán L/C

Cùng tìm hiểu về quá trình thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu

Đọc thêm:

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông