Cách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn phân loại hai loại vận đơn theo người phát hành gồm MBLHBL. Hai loại vận đơn này sử dụng như thế nào? Chúng có đặc điểm khác gì nhau? Ai là người tạo nên vận đơn HBL MBL? Hãy bắt đầu tìm hiểu thôi nào.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Tổng quan về vận đơn MBL & HBL trong xuất nhập khẩu

Như chúng ta đã biết, người làm vận đơn thường là hãng tàu, nhưng ngoài ra có những phòng vé, đơn vị công ty vận tải FWD làm vận đơn bởi khi Shipper muốn giao hàng cho CNEE nhưng với số lượng ít và không có tiếng nói với hãng tàu thì hãng tàu sẽ đẩy lại đơn hàng cho các đơn vị đại lý đứng ra bán vé, bán chỗ cho Shipper. Vậy nên chúng ta mới có công ty FWD giữa Shipper với hãng tàu. Vậy nên hãng tàu sẽ phát hành vận đơn Master Bill thể hiện 2 chủ hàng là FWD 1 FWD 2.

Thế nhưng FWD 1 FWD 2 không phải là chủ hàng trực tiếp mà tiếp tục bán chỗ cho Shipper CNEE. Lúc này người phát hành tiếp vận đơn cho Shipper FWD 1 và sẽ được phát hành tại POL và khi tàu đi là có vận đơn luôn. Tiếp theo FWD 1 sẽ bán lại chỗ cho Shipper thể hiện rằng mình đã nhận hàng của Shipper và sẽ có nhiệm vụ chuyển đến tay của CNEE với sự giúp đỡ của FWD 2

Như ví dụ trên đây là hai hình thức Bill theo người phát hành. Và hãng tàu phát hành ra Master Bill vận đơn chủ, FWD sẽ phát hành ra House Bill (vận đơn thứ cấp)

 - MBL (Master bill of lading): "Vận đơn chủ" là vận dơn do người chuyên chở chính thức ở POL phát hành (thường là hãng tàu (shipping lines) cấp)

- HBL (House bill lading): "Vận đơn nhà" hay "vận đơn thứ cấp" do người chuyên chở không chính thức, hay còn gọi là người giao nhận (FWD POL) phát hành

Ngoài ra chúng ta cần lưu ý như sau

- MBL thường do Shipping Lines phát hành để điều chỉnh giữa hãng tàu, FWDAgent (Cầu 1)

- HBL thường do FWD phát hành để điều chỉnh mối quan hệ giữa FWD, Shipper trực tiếp và CNEE trực tiếp (Cầu 2)

Đọc thêm: Tổng quan về xuất nhập khẩu logisticsCách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu.

Vai trò của HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Vận đơn MBL trong xuất nhập khẩu

Cách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Như hình ảnh trên đây là một vận đơn MBL được hãng tàu có tên KMTC phát hành và thể hiện mối quan hệ của 2 FWD là Shenzen của Trung Quốc và DH Logistics của Việt Nam với thỏa thuận là nhận hàng của Shenzen và giao cho DH Logistics.

Vận đơn HBL trong xuất nhập khẩu 

Cách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Đây là một House Bill từ hãng tàu Shenzhen (tức FWD 1) phát hành, Shipper là Hebei và CNEE là lệnh của ngân hàng Vietinbank và CNEE trực tiếp là một nguời có địa chỉ ở Hải Phòng. Cuối cùng người chịu trách nhiệm ở cảng đích là công ty DH Logistics - cũng chính là FWD 2 và có nhiệm vụ tương tự FWD 1 là hoàn thành lô hàng cho CNEE ở Hải Phòng.

*Xem thêm: Các chi phí phát sinh với lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

Kết luận

Gitiho.com mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về hai loại vận đơn trong xuất nhập khẩu gồm HBLMBL, tác dụng của chúng trong từng tình huống và các thông tin liên quan. 

Bên cạnh đó, hãy tham khảo khóa học Xuất nhập khẩu để trang bị cho mình những nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao nhé.

Đọc thêm

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết

Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông