Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Ở bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về loại vận đơn theo quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hóa. Trong vận đơn theo quyền chuyển nhượng hàng hóa sẽ có hai loại vận đơn khác gồm Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) và Vận đơn theo lệnh (To Order Of). Vậy hai loại vận đơn này có điểm gì giống và khác nhau? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)

Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) là loại vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng CNEE. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng (Không thể ký hậu cho công ty khác) vì đích danh của CNEE được ghi rõ trên Bill.

Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Hình ảnh trên đây là một House Bill (HBL) của công ty FWD 1 có tên Shenzhen. Bên trái là thông tin của Shipper, những thông tin của Shipper cho thấy rằng đây là Shipper trực tiếp vì phần thông tin không có chữ Logistics hay Transportation (không phải công ty giao nhận) 

Dưới thông tin của Shipper là thông tin của CNEE bao gồm chỉ rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận và không thể ký hậu cho công ty khác

Đọc thêm: Cách phân biệt vận đơn HBL và MBL trong xuất nhập khẩu

Vận đơn theo lệnh (To order of)

Vận đơn theo lệnh (Ký hậu để chuyển nhượng cho công ty khác) (To order of):  Vận đơn mà tại ô "Người nhận hàng" (CNEE) không ghi tên người nhân hàng mà ghi hai từ "Theo lệnh" (To order). Có thể theo lệnh Shipper, CNEE hoặc  ngân hàng. Vận đơn này được ký hậu (Ký mặt sau Bill) để chuyển nhượng cho bên khác.

Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Như hình ảnh trên đây là một HBL do FWD có tên YALE, phía Shipper có tên TOPL, Notify Party ở đây có tên là Quoc Huy có địa chỉ ở Việt Nam. Nhưng chúng ta cần đề ý đế ô Consignee có dòng "To order of Vietnam Eximbank, HOCHIMINH CITY BRANCH" tức hàng hóa đang được vận chuyển thuộc sở hữu của ngân hàng Eximbank.

Thực tế là CNEE mua bán trực tiếp là Quoc Huy, nhưng Shipper và CNEE muốn ngân hàng Eximbank đứng giữa để bảo lãnh thì bắt buộc phải theo lệnh của ngân hàng. Vậy để CNEE nhận được hàng thì sẽ phải trả tiền cho ngân hàng rồi ngân hàng sẽ trả tiền ngược lại cho Shipper

Đọc thêm: Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Phân loại vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh trong xuất nhập khẩu

Hình ảnh là mặt sau của Bill, thể hiện những điều khoản, ràng buộc. Ở phần đóng dấu đỏ có ghi Deliver to (Giao hàng cho người nhận), ngày tháng, chữ ký của ngân hàng. Tiêp theo, CNEE thanh toán với ngân hàng sẽ lấy được chứng từ và ngân hàng sẽ phải ký hậu đằng sau để chuyển quyền sở hữu từ ngân hàng Eximbank cho CNEE có tên Quoc Huy

Lưu ý:

- Vận đơn ký hiệu luôn dùng vận đơn gốc

- Vận đơn theo lệnh (To order of...) có thể được chuyển nhượng qua nhiều người, căn cứ theo thứ tự ký hậu trên mặt sau của vận đơn, người được ký hậu cuối cùng là người có quyền nhận hàng.

Vậy qua bài viết này, Gitiho.com mong rằng bạn đọc đã hiểu thêm về hai loại vận đơn quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hóa là Vận đơn theo lệnh Vận đơn theo đích danh và biết cách phân loại chúng trong công việc.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông