Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Thanh toán quốc tế là hoạt động giữa Shipper và khách hàng trao đổi nhau những thông tin thanh toán trên một bản chứng từ nhằm xác nhận những khoản tiền mà CNEE phải trả cho Shipper cũng như xác nhận nghĩa vụ giao hàng của Shipper. Trong một số trường hợp thì thanh toán quốc tế cũng có thể được rút gọn nếu như CNEE và Shipper đã thân thiết nhau từ lâu, nhưng mặt trái thì Shipper sẽ phải chịu rủi ro nếu như thanh toán có vấn đề. Trong bài viết này, Gitiho sẽ đi sâu vào những kiến thức thanh toán quốc tế và những lưu ý cho Shipper khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.

Đọc thêm: Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Tổng quan về thanh toán quốc tế TT

Thanh toán quốc tế TT là gì?

TT: (Telegraphic Transfer - Chuyển tiền bằng điện tín) nằm trong hình thức thanh toán By remittance - By transfer. Hình thức này như sau: Ngân hàng người mua / CNEE (Bank nhập khẩu) sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý (Bank xuất khẩu) của mình ở nước của Shipper thanh toán tiền cho người bán

Thanh toán TT được sử dụng rất nhiều trong thanh toán quốc tế. Những bên đã quen biết nhau rồi thì chỉ cần hợp đồng và Invoice là hoàn toàn thanh toán TT được.

*Xem thêm: Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Quá trình thanh toán TT

Quá trình thanh toán TT, chúng ta có sơ đồ như sau

Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

- Mũi tên (1) CNEE yêu cầu ngân hàng CNEE trích tiền của CNEE chuyển cho Shipper rồi ngân hàng CNEE sẽ gửi giấy báo nợ cho CNEE

- Mũi tên (2): Ngân hàng CNEE chuyển tiền cho ngân hàng Shipper 

- Mũi tên (3): Khi ngân hàng Shipper đã nhận được tiền thì sẽ gửi giấy báo xác nhận cho Shipper 

- Mũi tên (4): Khi Shipper đã nhận được tiền thì sẽ giao hàng và bộ chứng từ cho CNEE. (Bộ chứng từ ở đây sẽ giúp cho CNEE lấy được hàng)

*Lưu ý: Có những trường hợp Shipper và CNEE đã làm việc với nhau lâu năm và không cần thiết phải trả tiền trước thì quá trình thanh toán sẽ đi từ mũi tên (4) trước, sau đó mới đến số (1), (2), (3) cho đến khi Shipper nhận được tiền. Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì chỉ cần Invoice và hợp đồng là có thể thanh toán được

Đọc thêm: Packing và hóa đơn thương mại Invoice trong Logistics là gì?

Ví dụ minh họa về thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Đây là những thông tin của ngân hàng của Shipper, số tài khoản của Shipper, địa chỉ ngân hàng,... trên hợp đồng

Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩuDưới đây là hình ảnh của điện chuyển tiền TT

- Ngày chuyển tiền, số tiền: Ngày 16 tháng 12 năm 2019 - Số tiền $10.720

- Odering Customer: Số tài khoản công ty CNEE (Bên dưới là địa chỉ của công ty)

- Odering Institution: Switch code của ngân hàng CNEE (Bên dưới là địa chỉ ngân hàng)

- Account With Institution: Switch code của ngân hàng Shipper

- Benificiary Customer: Tên ngân hàng thụ hưởng và tên, địa chỉ của Shipper

- Remittance Information: Thông tin chuyển tiền

+ Trong hợp đồng có ghi "Payment 100PCT for the sales" tức có nghĩa là "Thanh toán 100% hợp đồng ... ngày"

- Details of charge: Phí chuyển tiền (Như trong điện chuyển tiền có thoả thuận "Hai bên chia đôi tiền phí chuyển tiền")

Đọc thêm: Tìm hiểu về phí Local Charge tại 2 đầu cảng POL và POD

Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩuNhững lưu ý trong thanh toán quốc tế

- Đề nghị CNEE đặt cọc trước 30% để phòng trừ khi CNEE không lấy hàng thì Shipper có thể lấy số tiền đó để đưa hàng quay ngược trở lại. Hay trong một số trường hợp Shipper lớn họ có thể không bán cho CNEE này mà bán cho một CNEE khác. Tuy nhiên thì việc này khá phức tạp và khó khăn vì sẽ phải chuyển đổi bộ chứng từ, có thời gian tìm kiếm CNEE khác. Và nếu không cẩn thận thì hoàn toàn có thể dính phí lưu bãi, lưu kho

- Thanh toán 70% khi đã có Bill (Nghĩa là hàng đã lên tàu): Tức nghĩa là hàng đã được đặt ngay ngắn lên tàu thì sẽ thanh toán nốt 70% còn lại (đọc thêm về Airway Bill đối với lô hàng Air trong xuất nhập khẩu)

- Tránh hàng đặc thù:

Ví dụ: Chẳng hạn CNEE bên châu Âu đặt Shipper một lô hàng áo phông dài 1m7, nhưng đang trên đường vận chuyển CNEE quyết định không lấy hàng nữa và Shipper quyết định đánh hàng trở về Việt Nam. Thế nhưng khi về thị trường Việt Nam thì lại không bán được vì tính chất hàng không phù hợp với người Việt (Đó là hàng đặc thù về kích thước, ngoài ra còn có đặc thù về logo, tem mác,...)

*Xem thêm: Cách phân loại Bill gốc trong xuất nhập khẩu và những lưu ý khi xử lý vận đơn

Kết luận

Qua bài viết này, Gitiho hi vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về thanh toán quốc tế và quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Bên cạnh đó, hãy tham khảo khóa học Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics đê trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho công việc xuất nhập khẩu của bạn nhé.

Đọc thêm các bài viết khác cùng chủ đề: 

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông