Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong mọi ngành hàng hay trong thương mại, hợp đồng là thứ không thể thiếu giữa hai hoặc nhiều bên để cam kết, xác nhận với nhau một điều khoản, một nhiệm vụ nào đó. Không riêng gì trong logistics và xuất nhập khẩu. Contract - hợp đồng xuất nhập khẩu là sự ký kết giữa Shipper với CNEE xem mua bán bao nhiêu, thanh toán như thế nào để tạo ra hợp đồng thương mại quốc tế. Trong bài viết này, Gitiho sẽ giới thiệu tới bạn hợp đồng xuất nhập khẩu, những thông tin cần có trong hợp đồng xuất nhập khẩu và những lưu ý về hợp đồng này.

Trong hợp đồng xuất nhập khẩu có gì những thông tin gì?

- Số hợp đồng, ngày hợp đồng xuất nhập khẩu 

- Thông tin người bán 

- Thông tin người mua 

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 1:  Tên hàng và giá cả

- Commodities and Price: Tên hàng và giá cả (Gồm tên hàng, số lượng hàng, tính chất của hàng, tổng giá trị hàng hoá...)

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 2: Chất lượng hàng

Quality: Chất lượng hàng (Có thể là hàng mới được sản xuất hoặc hàng cũ)

Phần 3: Phẩm chất hàng hoá và bảo hành

Specification and Warranties: Phẩm chất hàng hoá và bảo hành

 Trong đó có câu: "Bên bán đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được làm theo tiêu chuẩn đã được người mua xác nhận trước khi vận chuyển". Việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu giữa hai bên chỉ mang tính chất tương đối mà không thể chính xác được như hai bên giao dịch hàng mẫu vì hàng mẫu mà được giao 1 tháng trước thì sẽ khác hàng hàng mẫu được giao một tháng sau bởi những thành phần như khí hậu, thời tiết,... khiến cho thành phần sản phẩm bị biến đổi. Vậy để chính xác nhất thì cần có các bên kiểm định, kiểm tra chất lượng ở đầu Shipper hoặc CNEE cần bay từ nước mình sang nước của Shipper để kiểm tra.

Đọc thêm: Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 4: Xuất xứ

Origin: Xuất xứ của hàng hoá

Phần 5: Đóng gói 

 Packing: Hình thức đóng gói

+ Trong hợp đồng xuất nhập khẩu có câu "Theo tiêu chuẩn xuất khẩu" : Thực chất không có một tiêu chuẩn xuất khẩu chính xác nào cả. Ví dụ như kiện hàng của chúng ta là đồ bếp thì người đóng hàng có thể đóng theo hàng dọc, hàng ngang, chèn pallet gỗ,.... rất nhiều cách mà Shipper đóng theo tính chất hàng hoá để đảm bảo tính an toàn. 

Phần 6: Tổng giá trị đơn hàng

Amout: Tổng giá trị đơn hàng

Phần 7: Giao hàng

- Giao hàng: Trong giao hàng sẽ có những điều khoản nhỏ khác để Shipper làm theo đúng lịch trình

Trong phần giao hàng của hợp đồng xuất nhập khẩu ta có câu "Transshipment is allowed" (Cho phép chuyển tải). Vậy nên chúng ta cần phân biệt rõ Transit (Chuyển tải) và Direct (Đi trực tiếp) khác nhau như thế nào

- Direct: Chỉ đi 1 tàu (Ví dụ: Đi 1 tàu từ Shanghai đến Hong Kong rồi đến Hải Phòng - mà hàng của mình vẫn trên 1 Cont tàu đó thì vẫn gọi là Direct) 

- Transit: Đi ít nhất là 2 tàu trở lên (Hàng của chúng ta phải xuống ở Hong Kong và phải chuyển hàng lên một con tàu khác để đi đến Hải Phòng)

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 8: Thanh toán

Trong phần thanh toán của hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ có những thành phần như sau:

- Số tiền, cách thức thanh toán (Như ở hình minh hoạ là thanh toán sau khi nhận được chứng từ chuyển qua fax)

- Những chứng từ cần có để thanh toán

+ 3 bản hoá đơn được ký

+ 3/3 bộ vận đơn sạch theo lệnh của công ty cổ phần CNEE, ghi chú là "Freight Prepaid" (Trả trước và thường gắn với điều kiện C, D) 

+ 1 bộ chứng từ vận chuyển bản sao bao gồm B/L, hoá đơn, đóng gói trong vòng 2 ngày sau phát hành B/L

- 3 bản phiếu đóng gói

- C/O from E: Xuất xứ hàng hoá

- C/O chứng nhận chất lượng 

Quan trọng nhất trong phần Payment (Thanh toán) sẽ là thông tin ngân hàng và thông tin của người thụ hưởng 

- Thông tin ngân hàng gồm

+ Tên ngân hàng

+ Mã SWIFT định dạng ngân hàng

+ Địa chỉ ngân hàng 

- Thông tin của người thụ hưởng 

+ Đơn vị thụ hưởng

+ Số tài khoản thụ hưởng 

+ Địa chỉ đơn vị thụ hưởng 

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu


 

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 9: Một số lưu ý cơ bản

Những lưu ý cơ bản có thể là thời gian cho hàng lên tàu, cách thông báo của Shipper với CNEE 

Phần 10: Kiểm tra và khiếu nại

Trường hợp bồi thường số lượng hoặc chênh lệch chất lượng bên bán. Bên mua sẽ thông báo cho bên bán và gửi báo cáo cho VINACONTROL trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến cảng POD. Khi đã có báo cáo của VINACONTROL thì lợi thế sẽ thuộc về CNEE Việt Nam

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Phần 11: Trọng tài

Arbitration - Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, tranh cãi hoặc khác biệt có thể phát sinh thì sẽ cần đến trọng tài 

Phần 12: Bất khả kháng

Force Major - Trong trường hợp bất khả kháng thì 2 bên sẽ thông báo với nhau qua văn bản trong vòng 5 ngày khi bắt đầu trường hợp bất khả kháng và xác nhận trong 7 ngày sau khi fax). Trường hợp bất khả kháng có thể là thiên tai tự nhiên hay dịch bệnh khiến cho việc sản xuất đình trệ

Phần 13: Điều khoản chung

General Terms - Sửa đổi bổ sung hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có giá trị dưới hình thức văn bản của hai bên. Bên cạnh đó là điều khoản này có hiệu lực từ ngày ký và được thực hiện bằng tiếng Anh.

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Cuối cùng là chữ ký của Shipper và CNEE 

Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu

Tổng kết chung

Như bạn đọc có thể thấy, phần hợp đồng xuất nhập khẩu này như một bản tổng hợp giữa Invoice và Packing, cộng thêm với đó là những ý chính như Phần 7: Giao hàng, Phần 8: Thanh toán và thông tin ngân hàng

Hợp đồng xuất nhập khẩu này có rất nhiều cụm từ tiếng Anh, nhưng khi đã làm quen rồi thì chỉ trong một thời gian ngắn ta hoàn toàn thay đổi được một hợp đồng và làm một hợp đồng mới cực kỳ đơn giản bằng cách sửa đổi ngày, số hợp đồng, số lượng, giá trị hàng hoá,... Còn lại các thuật ngữ tiếng Anh khác chúng ta cũng không cần quá đáng ngại.

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông