Hàm SUMIF và hàm SUMIFS là 2 hàm vô cùng phổ biến mà bất kì ai sử dụng bảng tính Excel cũng cần phải biết. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn phân biệt 2 hàm tính tổng có điều kiện này cũng như cách sử dụng của chúng. Bên cạnh đó, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp hàm SUMIF và hàm SUMIFS với các hàm khác để giải các bài toán trong Excel.
Xem thêm: Cách viết hàm trong Excel chính xác và chi tiết nhất
Hàm SUMIF và hàm SUMIFS là 2 hàm tính tổng có điều kiện vô cùng hữu ích trong Excel. Nhìn qua có vẻ hai hàm này giống nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác nhau giữa 2 hàm. Hiểu một cách đơn giản, hàm SUMIF sẽ được sử dụng để tính tổng có điều kiện chỉ dựa trên 1 điều kiện duy nhất; còn hàm SUMIFS được sử dụng để tính tổng có điều kiện dựa trên nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy, cú pháp của hàm SUMIF và hàm SUMIFS cũng có sự khác biệt.
Hàm SUMIF được dùng để tính tổng có điều kiện với 1 điều kiện duy nhất. Cú pháp của hàm SUMIF như sau:
SUMIF(range, criteria, [sum_range])
Trong đó:
Như bạn đã thấy, hàm SUMIF chỉ cho phép đối chiếu 1 điều kiện duy nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn áp dụng nhiều điều kiện hơn cho phép tính thì phải làm thế nào? Bạn sẽ sử dụng nhiều hàm SUMIF liên tiếp chứ? Có một cách dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều đó! Đó chính là sử dụng hàm SUMIFS.
Cú pháp của hàm SUMIFS
Hàm SUMIFS được sử dụng để tính tổng với nhiều điều kiện (từ 2 điều kiện trở lên). Tuy nhiên, hàm SUMIFS chỉ có thể áp dụng với Microsoft Excel phiên bản 2007 trở lên. Đối với phiên bản 2003 trở về trước, nếu muốn tính tổng có điều kiện, ta sẽ sử dụng hàm SUMPRODUCT
Bởi vì chứa nhiều điều kiện hơn trong cùng 1 công thức nên cú pháp của hàm SUMIFS so với hàm SUMIF sẽ phức tạp hơn 1 chút. Cú pháp của hàm SUMIFS như sau:
SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria],...)
Trong đó:
Ví dụ
Ta có bảng số liệu liệt kê các lô hàng trái cây từ các nhà cung cấp khác nhau. Cột A chứa tên các mặt hàng, cột B chứa tên nhà cung cấp và cột C chứa số lượng của từng mặt hàng. Bạn muốn tìm ra số tiền liên quan đến quả và nhà cung cấp, ví dụ: Tất cả táo được cung cấp bởi Việt Farm.
Ta có công thức sau:
Xem thêm: Cách thay thế lỗi công thức bằng số 0 hoặc khoảng trắng trong Excel
Hai hàm tuy có mục đích sử dụng tương tự nhau nhưng cách hoạt động của hai hàm hoàn toàn khác nhau, vì vậy, cú pháp hay thứ tự sắp xếp các tham số trong cú pháp của 2 hàm cũng khác nhau. Vì vậy, khi nhập hàm hoặc sao chép, chỉnh sửa hàm thì cần đảm bảo giữ đúng thứ tự sắp xếp của các tham số.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý lỗi định dạng số trong Excel đơn giản nhanh chóng
Hàm SUMIF và hàm SUMIFS không chỉ được sử dụng đơn lẻ mà còn có thể kết hợp với các hàm, chức năng khác để giải các bài toán từ đơn giản tới phức tạp trong Excel. Để hiểu rõ hơn về từng cách kết hợp, hãy cùng mình xét các cách kết hợp trong các ví dụ cụ thể nhé!
Bạn có thể sử dụng các phép so sánh như lớn hơn (>), nhỏ hơn (<), lớn hơn hoặc bằng (>=), nhỏ hơn hoặc bằng (<=) để làm điều kiện chohamf SUMIFS. Một lưu ý nhỏ là khi sử dụng các phép so sánh kết hợp trong hàm SUMIFS đó là các biểu thức so sánh này cần đặt trong dấu ngoặc kép " ". Xét ví dụ sau:
Ví dụ, bạn cần tính tổng thời gian làm việc của một nhân viên để dễ dàng tính lương, hay tổng thời gian hoạt động của một dự án nào đó..thì nhất định cần sử dụng tới sự kết hợp giữa hàm SUMIFS và các hàm thời gian. Lưu ý: Khi bạn sử dụng một hàm Excel khác cùng với các phép so sánh, bạn phải sử dụng ký hiệu và (&) để nối với 1 chuỗi, ví dụ “<=” & TODAY (). Xem ví dụ sau:
Xem thêm: Công thức tính ngày công bằng các hàm trong Microsoft Excel
Giải pháp đơn giản nhất là tính tổng các kết quả trả về bởi một số hàm SUMIF. Ví dụ, ta muốn tính tổng của tổng có điều kiện của 2 người khác nhau, ta sẽ sử dụng kết hợp 2 hàm SUMIF
Nếu bạn muốn liệt kê các điều kiện thay vì đặt chúng hết vào trong công thức thì bạn có thể sử dụng kết hợp hàm SUMIF và hàm SUMPRODUCT để nhân nhiều thành phần trong các mảng xác định rồi trả lại tổng số lượng của các sản phẩm đó.
Trong bài viết này, Gitiho đã cùng bạn phân biệt sự khác biệt giữa 2 hàm tính tổng có điều kiện trong Excel là hàm SUMIF và hàm SUMIFS. Bên cạnh đó, chúng ta đã cùng nhau xem một số ví dụ về cách kết hợp hàm SUMIF và hàm SUMIFS với các hàm và chức năng khác để giải những bài toán trong Excel. Bạn có thể tải file thực hành ở cuối bài.
Chúc bạn học tốt!
Tài liệu kèm theo bài viết