Digital Marketing là một lĩnh vực khá rộng lớn đối với người mới bước chân vào nghề. Bạn đang cảm thấy nản chí vì khối lượng kiến thức khổng lồ mà bạn không biết bắt đầu từ đâu và nên học từ nguồn nào?
Đừng lo lắng, hãy để Gitiho hướng dẫn bạn cách tự học digital marketing cho người mới bắt đầu nhé. Cùng bắt đầu thôi.
Digital Marketing là một trong những phương thức marketing giúp tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm, thương hiệu và kích thích mua hàng bằng hình thức quảng bá trên internet và các thiết bị Digital.
Như bạn có thể thấy, công nghệ số và Internet đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Do đó, kênh Digital Marketing có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp bởi:
Thuận tiện và dễ dàng tiếp cận khách hàng:
Ngày nay, việc kết nối với khách hàng thông qua kênh Digital Marketing rất dễ dàng với khả năng hoạt động liên tục, không giới hạn thời gian và không gian. Khách hàng cũng tiện lợi hơn khi có thể mua hàng, tìm kiếm thông tin bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.
Giúp tiết kiệm chi phí:
Chi phí Digital Marketing thấp hơn nhiều so với marketing truyền thống. Không cần mất tiền thuê mặt bằng hay bảo trì, doanh nghiệp nhỏ của bạn cũng có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
Cá nhân hóa:
Bạn có thể lưu trữ lịch sử khách hàng, phân tích hành vi của họ, và tạo thông điệp riêng cho từng khách hàng dựa trên sở thích và hành vi mua hàng. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra chiến dịch bán hàng hiệu quả.
Bạn cần hiểu rõ và phân loại được các nhóm kiến thức học trong Marketing để việc học không bị lan man và quá tải. Chúng ta có thể chia kiến thức Digital Marketing thành 3 nhóm chính sau:
Tùy vào mục tiêu, ngân sách cũng như khả năng của từng người mà bạn có thể tự học Digital marketing Online hoặc Offline.
Học Online:
Học Offline:
Bạn có thể tham khảo những nguồn cung cấp thông tin đa dạng giúp bạn tự học Digital Marketing như:
Digital Marketing tổng hợp:
Search Engine Marketing:
Copy và Content Marketing:
Social Marketing:
Email Marketing:
Phân Tích Dữ Liệu:
Công Nghệ:
Kênh Youtube/Podcast:
Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định mình sẽ bắt đầu từ đâu và thực hành như thế nào:
Khi đã xác định kỹ năng bạn muốn học, bạn có thể tìm hiểu các công cụ liên quan để tối ưu hóa quá trình học và làm việc.
Bạn nên tập trung trau dồi kỹ năng cụ thể trong 1-2 năm đầu để có nền tảng nhất định. Sau đó, hãy cân nhắc phát triển sang những kỹ năng khác, hoặc nâng cao kỹ năng hiện tại để làm việc tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu apply sớm vào các công ty agency hay client để làm quen với môi trường, tính chất công việc, cũng như tích lũy cho mình những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Khoa học đã chứng minh, chúng ta sẽ quên đi 50% kiến thức mà chúng ta học nếu không sử dụng chúng trong 1 giờ, con số này sẽ tăng lên 70% sau 24 giờ. Chính vì thế, dù bạn có trí nhớ tốt đến đâu cũng cần hệ thống lại kiến thức sau khi học để tránh quên nó.
Bạn có thể sử dụng một số phương pháp phổ biến để hệ thống hóa lại kiến thức như sơ đồ tư duy, dùng ghi chú trực tuyến, hay chia sẻ kiến thức mà bạn biết dưới dạng blog,...
Những nền tảng mà bạn có thể đưa thông tin lên như WordPress, Blogger, Facebook Notes, Linkedin Article, Medium, Tumblr,... Bạn đừng lo lắng vì sợ thông tin mình chia sẻ chưa đúng, vì nếu sai, cộng đồng mạng có thể góp ý, và bạn có thể học hỏi được nhiều điều.
Social Media Marketing là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu và kết nối với khách hàng một cách hiệu quả. Đây là nơi mà doanh nghiệp của bạn có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin với khách hàng, đồng thời quản lý hình ảnh thương hiệu lâu dài.
Nếu biết cách tận dụng công cụ này, các bài đăng của bạn có thể tạo ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, giúp danh tiếng thương hiệu ngày càng “bay cao, bay xa”. Bên cạnh đó, bạn nền tảng này cũng cung cấp công cụ quảng cáo giúp bạn gia tăng hiệu quả chiến dịch.
Nếu bạn từng tìm hiểu về Digital Marketing thì có lẽ đã quá quen thuộc với câu nói “Content is King". Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, chỉ có nội dung độc đáo và chất lượng mới có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng lại.
Do đó, để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì content đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Người làm vị trí này cũng cần khả năng sáng tạo nội dung độc đáo, biết cách truyền đạt giá trị và thông điệp của chiến dịch tới khách hàng.
Xem thêm: Hướng dẫn tự học Copywriting chuyên nghiệp từ A - Z
Thiết kế cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nội dung chuyên nghiệp, hấp dẫn. Bạn có để ý rằng, mỗi khi chúng ta lướt mạng xã hội, thứ kiến ta chú ý đầu tiên sẽ là hình ảnh thay vì chữ không?
Vì vậy người làm Digital marketing cần trau dồi kỹ năng thiết kế để hỗ trợ trình bày thông tin trực quan, dễ hiểu, và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Tham khảo khóa học Nắm trọn công thức thiết kế hình ảnh trên Social Media trong 2 giờ tại Gitiho:
SEO là công cụ Marketing với chi phí thấp, đáng để bạn đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp của mình. Khi gây dựng được website có lượt traffic tăng ổn định, bạn sẽ bán hàng cực kỳ dễ bởi khách hàng khi tìm kiếm trên Google đã có nhu cầu mua rất cao.
Ngoài ra, website cũng là một yếu tố giúp tăng độ uy tín cho doanh nghiệp của bạn trong mắt khách hàng, là nguồn để họ tiếp cận thông tin về sản phẩm và dịch vụ một cách chính thống.
Bạn có thể tự học SEO với khóa học sau:
Muốn hiểu rõ khách hàng và đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị thì chúng ta cần kỹ năng phân tích dữ liệu. Nhờ nó, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích thông tin về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng một cách chi tiết, từ đó tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị cho lần kế tiếp.
PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trả tiền dựa trên lượt nhấp của người dùng, cụ thể là Google Ads. Nắm vững kỹ thuật quảng cáo PPC giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, tăng cường hiệu suất quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn trên các nền tảng trực tuyến.
Một trong những phương thức giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu và khách hàng cũ của công ty hiệu quả là Email Marketing. Bạn có thể gửi đến tệp khách hàng của mình những email ưu đãi, tin tức, hay thông điệp tới họ,...
Bạn cũng có thể theo dõi, đo lường hiệu của của các chiến dịch Email Marketing thông qua các chỉ số như tỉ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào liên kết hoặc các hành động khác,... để tối ưu hiệu quả cho các chiến dịch sau.
Bạn có thể tham khảo khóa học Email Marketing tại Gitiho:
Trên đây là hướng dẫn tự học Digital Marketing từ con số 0 cho người mới. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình phát triển sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!