Cách viết kỹ năng trong CV ấn tượng mà không phải ai cũng biết

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cũng là một phần quan trọng để nhà tuyển dụng hiểu rõ năng lực của bạn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên không quá chú tâm đến phần này, chỉ viết chung chung cho có và nhà tuyển dụng không khai thác được thông tin gì từ nó.

Vậy cách viết kỹ năng trong CV như thế nào để ghi điểm hơn các ứng viên khác. Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Cách viết kỹ năng trong CV thu hút nhà tuyển dụng

Nếu không biết cách viết kỹ năng trong CV ấn tượng, CV của bạn sẽ yếu thế so với các ứng viên khác. Vậy nên, cùng xem ngay hướng dẫn của Gitiho dưới đây:

Sắp xếp mục kỹ năng ở đâu trong CV? 

Bạn hãy trình bày mục kỹ năng riêng sau phần học vấn và kinh nghiệm làm việc trong CV. 

Sắp xếp mục kỹ năng ở đâu trong CV

Viết kỹ năng mềm, kỹ năng cứng liên quan đến vị trí công việc:

Kỹ năng cứng là những kiến thức, kinh nghiệm thực hành liên quan đến các thao tác kỹ thuật, ngôn ngữ, công cụ cụ thể được tích lũy khi học ở trường lớp, tham gia khóa đào tạo hoặc tự học. Ví dụ như kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ, vận hành máy móc,...

Kỹ năng mềm là khả năng và phẩm chất cá nhân được rèn luyện trong một quá trình tự phát triển của bản thân. Những kỹ năng này có thể trợ giúp cho bạn thực hiện công việc suôn sẻ và năng suất hơn như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm và tư duy phản biện,...

Viết kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc

Tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề mà bạn sẽ liệt kê các kỹ năng chuyên môn khác nhau phục vụ cho công việc đó. Nếu như đó là kỹ năng chuyên môn bắt buộc nhưng bạn lại chưa có, hãy thành thật hoặc học cấp tốc để đưa nó vào CV nhé.

Những kỹ năng này có thể được trau dồi trên trường lớp hoặc tích lũy trong quá trình làm việc thực tế. Mà có đôi khi, ranh giới giữa người được chọn hoặc rớt phỏng vấn chỉ khác biệt ở một kỹ năng. 

Vậy nên, trau dồi kỹ năng và phát triển bản thân mỗi ngày là điều cần thiết trước thách thức đào thảo khốc liệt và biến động liên tục của thị trường việc làm hiện nay. Tại Gitiho, chúng tôi cung cấp 500+ khóa học thuộc 16 lĩnh vực, chủ đề, giúp bạn hoàn thiện bản thân mỗi ngày với gói hội viên chỉ từ 199K/ tháng.

Viết kỹ năng chuyên môn trong CV

Cách trình bày các kỹ năng thu hút:

Hiện nay, cách viết kỹ năng trong CV phổ biến được nhiều ứng viên sử dụng là liệt kê những cụm từ kỹ năng, hoặc thêm các thang điểm tự đánh giá cho kỹ năng đó. Tuy nhiên, cách trình bày này thường không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. 

Khi liệt kê kỹ năng phù hợp mà bạn có, bạn cần đưa ra nhưng minh chứng cụ thể, hoặc mô tả cụ thể về kỹ năng đó, thay vì những lời nói sáng rỗng. Ví dụ, nếu bạn trình bày trong CV kỹ năng tin học văn phòng, bạn cần đưa ra bằng chứng là chứng chỉ đã đạt được, hoặc kỹ năng ngoại ngữ thì bạn mô tả mình đang ở trình độ nào,...

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các từ khóa kỹ năng nổi bật, là thế mạnh của bạn lồng ghép vào trong phần giới thiệu hoặc kinh nghiệm làm việc để CV thu hút hơn nhé.

Nếu như bạn cần thêm kinh nghiệm viết CV và phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng, hãy tham khảo khóa học sau của Gitiho:

Các kỹ năng cần viết trong CV giúp ứng viên nổi bật hơn

Nhóm kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm không phải là yếu tố then chốt trong qua trình công việc, nhưng nó sẽ bổ trợ để bạn hoàn thành công việc tốt và hiệu quả hơn. Những kỹ năng mềm mà bạn cần có:

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Hỗ trợ bạn trình bày thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục.

Kỹ năng làm việc nhóm: Có kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn tạo ra kết quả tốt hơn và tăng cường tinh thần đồng đội.

Kỹ năng lãnh đạo: đây là khả năng có thể truyền cảm hứng, điều phối công việc và thúc đẩy đội nhóm làm việc, là một kỹ năng quan trọng nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí trưởng nhóm.

Kỹ năng lập kế hoạch: Biết lập kế hoạch thực hiện công việc sẽ giúp bạn tổ chức, phân chia và thực hiện công việc hiệu quả.

Kỹ năng quản lý thời gian: Đảm bảo khả hoàn thành công việc và đạt mục tiêu trước sự biến động và bận rộn của công việc.

Kỹ năng đàm phán: biết cách đàm phán sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi không đáng có với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng trong quá trình tìm ra hướng đi tối ưu.

Nhóm kỹ năng mềm khi ứng tuyển

Nhóm kỹ năng tư duy

Tư duy phản biện: Đây là kỹ năng giúp bạn phân tích, đánh giá thông tin một cách khách quan, cẩn trọng, từ đó đưa ra những quan điểm quay quyết định đúng đắn, hợp lý.

Tư duy sáng tạo: Kỹ năng này sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng mới sáng tạo, mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề theo hướng tốt hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có kỹ năng này sẽ giúp bạn giải quyết các bấn đề phát sinh nhanh nhạy và hiệu quả.

Kỹ năng trí tuệ cảm xúc: Nhìn vào đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn, liệu bạn có làm việc theo cảm tính hay không.

Kỹ năng ngoại ngữ

Có ngoại ngữ làm một điểm cộng lớn cho ứng viên trong thời kỳ phát triển và hội nhập ngày nay. Đôi khi, nó còn là một kỹ năng bắt buộc đối với một số ngành nghề, công việc yêu cầu ngoại ngữ. Vậy nên, hãy chăm chỉ trau dồi ngoại ngữ và thêm nó vào CV nhé.

Kỹ năng tin học văn phòng

Có thể nói đây là kỹ năng quan trọng và bắt buộc đối với hầu hết các công việc văn phòng. Tùy vào tính chất công việc mà bạn sẽ cần sử dụng kỹ năng này để soạn thảo văn bản, tổng hợp, phân tích số liệu, làm báo cáo trực quan hay slide thuyết trình,...

Kỹ năng chuyên môn

Khi bạn đã xác định lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng chuyên môn mà công việc đó yêu cầu. Nó có thể sẽ là lợi thế hoặc yêu cầu bắt buộc khi bạn ứng tuyển vào vị trí công việc đó đấy.

Kỹ năng tổng hợp

Có một số kỹ năng liên quan có thể bổ trợ tốt cho công việc bạn đang ứng tuyển như:

Kỹ năng viết lách: biết cách dùng câu từ để truyền đạt thông tin chính xác hiệu quả trong báo cáo, gửi email, tin nhắn, nội dụng website,...

Thiết kế: đây là điểm mạnh nếu bạn ứng tuyển vào các ngành nghề marketing, quảng cáo, designer, xây dựng thương hiệu.

Phân tích dữ liệu: biết tổng hợp, phân tích số liệu và tạo báo cáo trực quan để đưa ra các quyết định thông tin và cải thiện những mặt chưa tốt.

Nghiên cứu thông tin: khả năng nghiên cứu thông tin sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành nghề để đưa ra các phân tích, đánh giá và quyết định liên quan đến công việc.

Quản lý dự án: khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ, theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp ứng viên hoàn thành công việc đúng hạn và đạt được mục tiêu.

Kỹ năng Phân tích dữ liệu trong CV

Một số lưu ý trong cách viết kỹ năng trong CV:

Chọn lọc những kỹ năng cần thiết và phù hợp: Hãy tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng và bổ sung vào CV những kỹ năng phù hợp, không lan man vào những kỹ năng không liên quan.

Không được nhầm lẫn giữa kỹ năng với thế mạnh: 

Kỹ năng là khả năng cụ thể mà mỗi người có thể học và rèn luyện được qua trường lớp, kinh nghiệm làm việc,... như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tin học văn phòng,...

Còn thế mạnh là những điểm mạnh riêng biệt của mỗi người, nó có thể là kỹ năng, nhưng cũng có thể là tài năng, kinh nghiệm, sở thích và giá trị cá nhân,... 

Hạn chế liệt kê dàn trải các kỹ năng và lạm dụng thang đo đánh giá: nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao các CV liệt kê một loạt các kỹ năng một cách sáo rỗng mà không có mô tả cụ thể. Cũng như họ không thể xác định được bạn thành thạo kỹ năng đó ở mức độ nào, bởi thang điểm tự đánh giá chỉ mang tính chủ quan.

lưu ý trong cách viết kỹ năng trong CV

Liệt kê kỹ năng một các trung thực nhất: nếu bạn thêm vào CV một kỹ năng mà mình không biết, bạn có thể gặp trở ngại khi phỏng vấn hoặc sau khi được nhận vào làm. 

Kết luận

Thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu cơ bản cách viết kỹ năng trong CV thu hút, cùng với đó là những kỹ năng phổ biến để nhà tuyển dụng “để mắt” tới bạn. Hy vọng bạn sẽ có một bản CV ấn tượng, hoàn hảo. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông