Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nổi bật bạn cần biết

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Nhiều ứng viên không chú trọng tới phần mục tiêu nghề nghiệp khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp CV của họ. Nó là cơ sở để HR có thể đánh giá được sơ bộ định hướng tương lai của bạn có phù hợp với công việc, cũng như khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Chính vì thế, hôm nay hãy cùng Gitiho tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho thật chuẩn và ghi điểm với nhà tuyển dụng nha.

Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại quan trọng trong CV và phỏng vấn?

Định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng từ sớm sẽ giúp ứng viên có thể biết được con đường sự nghiệp sau này mình sẽ đi. Từ đó, họ có thể tập trung vào học tập, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm có chủ đích, nhằm gia tăng cơ hội thành công trong sự nghiệp. 

Rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân không ngừng với 500+ khóa học tại Gitiho chỉ từ 199K/ tháng. Đăng ký ngay Gói hội viên và trải nghiệm nhé!

Đồng thời, có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cũng giúp ứng viên tự tin trình bày bản thân trong CV và phỏng vấn, từ đó gây ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng.

 Vai trò mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Vậy nhà tuyển dụng sẽ khai thác được những gì khi nhìn vào phần mục tiêu của bạn?

Sự phù hợp và gắn bó lâu dài: 

Trong tuyển dụng, doanh nghiệp thường tìm kiếm người phù hợp nhất thay vì người giỏi nhất. Bởi thế, khi mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với yêu cầu công việc và sứ mệnh phát triển công ty thì sẽ là điểm cộng rất lớn cho khả năng “gắn bó lâu dài” của bạn.

Đánh giá sơ bộ năng lực và khả năng lập kế hoạch của ứng viên:

Nhìn vào mục tiêu, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng lập kế hoạch và tầm nhìn trong tương lai của bạn. Hơn nữa, lộ trình sự nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là các vị trí cao từ senior trở lên.

Đánh giá tiềm năng ứng viên: 

Nếu định hướng của bạn phù hợp với mục tiêu của công ty thì nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng vào những nỗ lực phát triển sự nghiệp sẽ đóng góp cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Tính cách của ứng viên:

Mục tiêu thể hiện mong muốn, khao khát của mỗi ứng viên và nó cũng cho thấy tính cách của ứng viên như nào qua cách trình bày. Ví dụ:

  • Người năng động, tham vọng, cầu toàn, thích mạo hiểm và kiếm nhiều tiền,... thường dùng những từ ngữ mạnh mẽ, quyết đoán.
  • Ngược lại, người thích ổn định, nhẹ nhàng và trầm tính thường dùng các từ như trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, muốn hòa nhập với môi trường nhanh,...

Nếu bạn muốn nâng cao kinh nghiệm viết CV và phỏng vấn, hiểu được tâm lý và biết cách chinh phục nhà tuyển dụng thì có thể tham khảo khóa học sau tại Gitiho:

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV đầy ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp tuy không phải yêu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng, nhưng không phải vì thế mà bạn làm sơ sài và qua loa. Cùng xem cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho thật ấn tượng và gây thiện cảm với nhà tuyển dụng:

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu trước mô tả công việc ứng tuyển để biết nên điều chỉnh mục tiêu của bản thân sao cho phù hợp.

Tiếp theo, bắt đầu viết mô tả mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi trong tương lai một cách ngắn gọn, thực tế, không dài dòng và lan man. Nó bao gồm:

  • Mục tiêu ngắn hạn: đây là kế hoạch phát triển công việc của bạn trong khoảng thời gian ngắn (thường là 1 - 3 năm) bao gồm những gì bạn muốn làm và muốn đạt được, có bổ trợ cho mục tiêu dài hạn sau này và đóng góp và sự phát triển của công ty.
  • Mục tiêu dài hạn: là kế hoạch phát triển sự nghiệp trong tương lai (3-5 năm), là định hướng và mong muốn phát triển đến vị trí nào trong lĩnh vực này.
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy sự phù hợp của mục tiêu với yêu cầu tuyển dụng sẽ giúp ích gì cho khả năng cống hiến của bạn với công ty. Đặc biệt nếu bạn viết CV khi chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để thấy được tiềm năng, khao khát của bạn, và xem xét có nên tuyển bạn để đào tạo từ đầu không.

Một số mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Khéo léo lồng ghép điểm mạnh vào phần mục tiêu, thể hiện kinh nghiệm và kỹ năng trong CV mà bạn có để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu nên chứa những yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Ví dụ: Mong muốn áp dụng những hiểu biết và kinh nghiệm về SEO để tăng thứ hạng từ khóa, lượng traffic và tăng doanh thu cho công ty. 

Dù mục tiêu là mơ ước và khao khát của bản thân mỗi người, nhưng bạn cần đánh giá lại năng lực thực tế của bản thân để mục tiêu khả thi, không phải là ảo mộng hão huyền.

Không nên viết mục tiêu chung chung và mơ hồ sẽ khiến bạn trở nên mờ nhạt so với các ứng viên khác. Ví dụ: tôi muốn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Không trình bày mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khiến nhà tuyển dụng khó nắm bắt được định hướng tương lai của bạn như nào.

Câu văn lủng củng, sai lỗi chính tả sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người không chỉn chu và thiếu chuyên nghiệp. Do vậy hãy rà soát lại thật kỹ câu văn của mình trước khi nộp CV nhé.

Tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV nổi bật

Sau khi tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ở trên nhưng bạn vẫn cảm thấy mơ hồ và chưa biết làm thế nào? Hãy xem ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng được Gitiho tổng hợp dưới đây:

mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Kết luận

Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho thật ấn tượng và nổi bật. Hãy mạnh dạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu chinh phục sự nghiệp và khao khát  được đóng góp sức lực cho công ty nhé. Chúc bạn thành công!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông