Chế độ hưu trí là gì? Các quy định về hưởng chế độ hưu trí

Nội dung được viết bởi Lực td

Chế độ hưu trí là một trong những chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội. Nhưng khi nào người lao động được hưởng chế độ hưu trí? Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chế độ hưu trí là gì?

Hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việc theo quy định pháp luật - nhằm đảm bảo người lao động khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những chế độ người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), chế độ hưu trí còn được gọi là bảo hiểm tuổi già, là nhánh quan trọng của an toàn xã hội. Hầu hết các nước có quy định về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có chế độ hưu trí.

Xem thêm: Các quy định cần biết về bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

Đối tượng được hưởng chế độ hưu trí

Theo khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã chỉ rõ, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bao gồm chế độ hưu trí) gồm:

  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  2. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  3. Cán bộ, công chức, viên chức.
  4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  6. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  8. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  9. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
chế độ hưu trí 1

Điều kiện được hưởng lương hưu trí

Người lao động thuộc các nhóm a,b,c,d,g,h và i (Được liệt kê ở trên) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
  • Nam từ 55-60 tuổi, nữ từ 50-55 tuổi và có đủ 15 năm hành nghề hoặc công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội, Bộ Y tế ban hành. Hoặc nếu có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
  • Người lao động từ 50-55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
  • Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động thuộc nhóm e và f (Liệt kê ở phần trên) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.
  • Nam từ đủ 50-55 tuổi, nữ từ 45-50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội, Bộ Y tế ban hành. Hoặc nếu có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
  • Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp.

Ngoài ra, người lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15-20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Điều kiện được hưởng lương hưu trí khi suy giảm khả năng lao động

chế độ hưu trí 2

Người lao động thuộc các nhóm a,b,c,d,g,h và i (Được liệt kê ở trên) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi giảm khả năng lao động trong các trường hợp sau:

  • Từ 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì sẽ đủ điều kiện hưởng mức lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội, Bộ Y tế ban hành. 

Người lao động thuộc nhóm e và f (Liệt kê ở phần trên) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
  • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội, Bộ Y tế ban hành. 

Xem thêm: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động mới nhất 03/2022

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Mức hưởng lương hưu được tính theo công thức sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Trong đó:

  • Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 19 năm đóng BHXH vào năm 2021, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó mỗi năm đóng cộng 2%, tối đa bằng 75%.
  • Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
  • Với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, đủ 16-20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Tổng kết

Trên đây là một số quy định về chế độ lương hưu trí. Hy vọng bài viết có ích cho quá trình làm việc và học tập của bạn. 

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông