Chế độ tử tuất là một trong số những chế độ bắt buộc có khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Vậy chế độ tử tuất là gì? Điều kiện hưởng chế độ này như thế nào? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chế độ tử tuất là một trong các chế độ bắt buộc có trong bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân của họ hoặc các chi phí phát sinh do người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội qua đời.
Theo quy định, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ tử tuất bao gồm các trợ cấp sau:
Trợ cấp mai táng
Trợ cấp hằng tháng
Trợ cấp một lần.
Cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng của các trợ cấp trên ra sao, hãy cùng tìm hiểu tiếp ở phần phía dưới nhé!
Trợ cấp mai táng
Theo khoản 1, Điều 66, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định các đối tượng khi qua đời thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bao gồm:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ 12 tháng trở lên;
Người lao động qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Ngoài ra, trợ cấp mai táng sẽ bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động qua đời. Người lao động khi được Tòa án tuyên bố đã qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định.
Trợ cấp tuất hằng tháng
Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Theo khoản 1, Điều 67, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã chỉ rõ các đối tượng người lao động khi qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm:
Người lao động đã đóng bảo hiểm đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
Người lao động đang hưởng lương hưu;
Người lao động qua đời do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Các đối tượng thân nhận được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Khoản 2, Điều 67, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã chỉ rõ các thân nhân của người lao động qua đời được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm:
Con chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Con được sinh khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai;
Vợ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Cha đẻ, mẹ đẻ của người lao động hoặc cha mẹ vợ/chồng, hay thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
Cha đẻ, mẹ đẻ của người lao động hoặc cha mẹ vợ/chồng, hay thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Lưu ý: Các trường hợp b,c,d phải không có thu nhập hoặc thu nhập hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
Ngoài ra, thời hạn đề nghị giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
Trong 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội qua đời thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;
Trong 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân hưởng trợ cấp theo quy địn
h thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.
Mức trợ cấp hằng tháng đối với thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trong trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.
Nếu người lao động qua đời thuộc đối tượng khoản 1, Điều 67 kể trên thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 tháng; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định như bên trên.
Thời điểm được hưởng trợ cấp hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động qua đời. Trường hợp nếu người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng tính từ tháng con được sinh.
Trợ cấp tuất một lần
Các trường hợp được trưởng trợ cấp tuất một lần
Điều 69, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp một lần như sau:
Người lao động qua đời không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 kể trên;
Người lao động qua đời thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1, Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định;
Thân nhân thuộc diện hưởng trở cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần. Trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ/chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Nếu người lao động qua đời mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định pháp luật về thừa kế.
Theo Điều 70, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp tuất một lần như sau:
Nếu người lao động qua đời mà có tham gia bảo hiểm thì mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH. Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước 2014. Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi. Mức thấp nhất rời vào 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Nếu người lao động qua đời là người đang hưởng lương hưu thì thân nhân sẽ nhận được trợ cấp tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Nếu qua đời trong 02 tháng đầu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Sau những tháng đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm 0,5 tháng, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Tổng kết
Trên đây là khái niệm về chế độ tử tuất và điều kiện cũng như mức độ hưởng chế độ tử tuất trong bảo hiểm xã hội. Mong bằng các kiến thức trên có ích cho quá trình làm việc và học tập của bạn, tránh việc mất quyền lợi cá nhân hoặc vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, đừng bỏ qua khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học nhé!
Chúc bạn thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,…
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!
@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông