Chiến lược cạnh tranh là gì? Khám phá 4 chiến lược cạnh tranh cơ bản trong Marketing

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Chiến lược cạnh tranh là nhiệm vụ nhà quản lý cần tập trung tối đa sức lực, tài lực. Nếu thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ đứng vững trên thị trường đầy biến động. 

Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh? Yếu tố nào ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh của tổ chức? Hãy cùng Gitiho khám phá câu trả lời qua bài viết sau. 

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là toàn bộ kế hoạch, chính sách doanh nghiệp sử dụng để đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các công ty có thể cùng lúc sử dụng nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ của họ cho người tiêu dùng, nhà đầu tư và nhân viên. 

chien-luoc-canh-tranh-1
Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí trên thị trường

Mục đích chính khi xây dựng chiến lược cạnh tranh là tạo dựng vị trí vững chắc cho doanh nghiệp trong lĩnh vững hoạt động. Bằng cách này họ có thể trở nên vượt trội hơn về tỷ lệ ROI (lợi tức đầu tư). 

Vai trò của chiến lược cạnh tranh trong sự phát triển của doanh nghiệp

Ngày nay, thị trường thay đổi với tốc độ nhanh, nhu cầu người dùng ngày càng cao. Không những vậy xuất hiện nhiều nhà cung cấp cùng dịch vụ/sản phẩm. Vậy nên việc xây dựng chiến lược cạnh tranh đúng đắn, kịp thời vô cùng cần thiết. 

chien-luoc-canh-tranh-2
Chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới các kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp

Chỉ khi bạn tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững, lâu dài. Khách hàng biết đến bạn bởi những nổi bật về giá, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc. Đây là cách để thương hiệu lan tỏa, gia tăng khách hàng trung thành. Bằng cách này, công ty tự tin đương đầu với những khó khăn, thử thách.  

Xem thêm: Phương pháp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Khám phá 3 chiến lược cạnh tranh cơ bản 

Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy tối ưu năng lực vốn có, bạn cần nắm vững các chiến lược cạnh tranh cơ bản. Thực tế không ít người hiểu chiến lược cạnh tranh là gì nhưng khi bắt tay thực hiện lại bị loay hoay, mông lung. 

Bạn có thể tham khảo 3 chiến lược cạnh tranh được đánh giá là kinh điển trong Marketing dưới đây. 

Chiến lược cạnh tranh về giá

Cạnh tranh về giá là hình thức doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường cụ thể để cung cấp với mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược này có thể giúp công ty có lợi nhuận cao. Ông vua bán lẻ Mỹ - Sam Walton từng chia sẻ: Hãy khống chế chi phí của mình tốt hơn đối thủ. Như vậy bạn luôn tìm thấy lợi thế cạnh tranh. 

chien-luoc-canh-tranh-3
Muốn cạnh tranh về giá, doanh nghiệp cần khống chế các chi phí của mình

Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, thị phần cao, lượng hàng bán ra lớn. Như vậy những kế hoạch tiếp thị được thực hiện song song vô cùng quan trọng. 

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của công nghệ đến sản xuất khiến việc cắt giảm chi phí trở nên khó khăn. Lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ, thất bại. Như tỷ phú Jack Ma từng nói: Đừng bao giờ cạnh tranh về giá, hãy cạnh tranh về dịch vụ và sự đổi mới. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng chiến lược cạnh tranh này. 

Chiến lược khác biệt hóa

Theo chủ tịch tập đoàn Alibaba: Bạn nên học hỏi từ đối thủ cạnh tranh nhưng đừng bao giờ sao chép. Nếu sao chép, bạn sẽ tiêu tùng. Đó cũng là tư duy cốt lõi của chiến lược cạnh tranh tạo khác biệt hóa. 

chien-luoc-canh-tranh-4
Tạo sự khác biệt trên thị trường giúp thu hút sự chú ý của khách hàng

Bạn cần xác định một thuộc tính, đặc tính sản phẩm/dịch vụ mình sở hữu trở thành lợi thế cạnh tranh. Nếu khách hàng nhận ra được điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch của bạn đã thành công. Họ sẵn sàng lựa chọn thứ bạn cung cấp thay vì đối thủ. 

Chiến lược cạnh tranh này mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp. Từ những điểm khác biệt ấy, nhà quản trị có thể xây dựng đặc trưng độc bản của công ty giúp khách hàng nhớ khi nhắc đến. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn luôn phải cập nhật xu hướng ngành, nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng. Nhờ vậy bạn tránh được tình trạng sản phẩm lỗi thời hoặc có sự sao chép từ đối thủ. 

Chiến lược tập trung 

Chiến lược cạnh tranh tập trung nhắm tới phân khúc thị trường cụ thể. Thay vì đưa ra mức giá thấp nhất, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo mà đối thủ không có. Điều này giúp doanh nghiệp đạt chi phí thấp, mang tới sự khác biệt cao. 

chien-luoc-canh-tranh-5
Tập trung thị trường ngách có thể mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ

Ví dụ: Một cửa hàng quần áo bigsize sẽ theo đuổi chiến lược tập trung bằng cách chỉ phục vụ cho khách hàng ở phân khúc người có thân hình ngoại cỡ. Chiến thuật cạnh tranh này vừa tạo được điểm nhấn lại tối ưu chi phí sản xuất. 

Tuy nhiên, chiến lược cạnh tranh tập trung lại hạn chế ở việc quy mô thị trường bị thu hẹp. Hơn nữa đối thủ cũng có thể tìm kiếm, khai thác thị trường ngách bên trong. 

5 yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh

Ở mỗi thời điểm, doanh nghiệp có thể triển khai đồng thời các chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên để theo đuổi đến cùng, đạt kết quả như mong muốn cần nghiên cứu, đánh giá và thực hiện đúng hướng. 

Nếu không quyết tâm, công ty dễ rơi vào tình trạng phân tán, thất bại. Vì thế bạn hãy tham khảo ngay 5 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược cạnh tranh ngay sau đây:

Khả năng cạnh tranh giữa các đối thủ

Tính chất, mức độ cạnh tranh được quyết định rất lớn bởi đối thủ trong ngành. Thực tế doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đương nhiên sẽ giành lợi thế cao hơn. Đồng nghĩa với việc thị phần mở rộng, mức lợi nhuận tối ưu. 

chien-luoc-canh-tranh-6
Nếu không xây dựng chiến lược cạnh tranh bạn rất dễ bị đối thủ đánh bại

Các đối thủ trong cùng lĩnh vực thường sử dụng những công cụ cạnh tranh tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa cạnh tranh về giá, khác biệt sản phẩm, chiến lược bán hàng, tiếp cận khách hàng. Đặc biệt thời kỳ suy thoái, bão hòa mức độ cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. 

Nắm bắt chính xác thời điểm, lên kế hoạch, thu thập tất cả thông tin về đối thủ cạnh tranh là cách tốt nhất để doanh nghiệp bảo vệ lợi thế của mình. Như tỷ phú Jack Ma từng chia sẻ: Dù đối thủ của bạn nhỏ bé hay yếu ớt, bạn cũng nên nghiêm túc đối mặt và xem anh ta như người khổng lồ. Thậm chí đối thủ của bạn lớn khổng lồ bạn cũng không nên coi mình là kẻ yếu. 

Nguy cơ đe dọa từ đối thủ tiềm năng gia nhập ngành

Bước chân vào kinh doanh bạn nên xác định đó giống như “chiến trường” với hàng trăm hàng nghìn đối thủ cạnh tranh. Nếu không biết tạo sự riêng biệt cho chính mình, bạn sẽ bị nuốt chửng. Vì thế, nhà quản lý cần chú trọng nâng cao hàng rào bảo vệ, tập trung phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh. 

chien-luoc-canh-tranh-7
Mỗi lĩnh vực sẽ có hàng trăm nghìn doanh nghiệp cùng hoạt động

Xu hướng hội nhập thế giới xóa bỏ mọi rào cản mang lại cơ hội phát triển xuyên biên giới nhưng cũng mở lối để nhiều công ty hoạt động. Những công ty với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ sẽ là đối thủ cực đáng gờm với doanh nghiệp trong nước. 

Vì thế nếu không tự tạo cho mình chiến lược cạnh tranh riêng biệt, nguy cơ sụp đổ là không tránh khỏi. Jack Ma cũng từng chia sẻ: Nếu không biết đối thủ cạnh tranh của mình ở đâu, quá tự tin, trịch thượng về đối thủ hay không hiểu vì sao họ trở thành mối đe dọa thực sự, chắc chắn bạn sẽ rớt lại phía sau. 

Sức ép từ người mua

Hoạt động kinh doanh chỉ thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được khách hàng tiêu thụ và có lãi. Vậy nên sự hài lòng, niềm tin của khách hàng có giá trị rất lớn. 

chien-luoc-canh-tranh-8
Khách hàng cần được thỏa mãn nhu cầu, mong muốn về sản phẩm, dịch vụ

Để có được sự tín nhiệm từ người tiêu dùng, công ty cần chú trọng nghiên cứu đối tượng khách hàng, thỏa mãn nhu cầu, thói quen tiêu dùng của họ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Như diễn giả người Mỹ - Brian Tracy từng chia sẻ: Nếu bạn không chăm sóc khách hàng của mình, đối thủ cạnh tranh sẽ làm vậy. 

Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Thực tế, người mua nào cũng muốn trả giá thấp hơn giá doanh nghiệp đưa ra. Đôi khi điều đó dẫn tới tình trạng ép giá, gây áp lực cho toàn bộ hệ thống. Nếu vừa muốn đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Vậy nên, nhà quản lý nên phân loại khách hàng dựa trên mức độ nhu cầu và thị hiếu. Đây là cơ sở để định hướng cho chiến lược cạnh tranh, Marketing, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng hạn chế được sức ép về giá cả. 

Khả năng ép giá của người cung ứng, phân phối

Nhà cung cấp quyết định trực tiếp tới chi phí đầu vào cho sản phẩm, dịch vụ. Có nghĩa lợi nhuận thu về của doanh nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc ở họ. Đó có thể là đối tác nguyên liệu hay nhân sự trong công ty. Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, để bình ổn giá với những đối tác này vô cùng khó. 

Chiến lược cạnh tranh là gì? Khám phá 4 chiến lược cạnh tranh cơ bản trong Marketing
Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt giữa thị trường

Đặc biệt, nhà quản trị cần sẵn sàng kế hoạch ứng phó với sự cạnh tranh từ chính nội bộ. Bởi đội ngũ nhân sự năng lực, trình độ cao luôn muốn nhận nhiều quyền lợi hơn. Như CEO của OWN – Oprah Winfrey đã từng nói: Nhiều người chỉ muốn ở cùng bạn trên chiếc xe Limo sang chảnh. Nhưng cái bạn thực sự cần là ai đó có thể bên mình trên chiếc xe bus tầm thường khi chiếc Limo kia bị hư. 

Bài toán đặt ra làm thế nào để thu hút, giữ chân nhân tài. Khi thực hiện được điều đó, bạn sẽ tự tin tạo dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng mình. 

Mối đe dọa bắt nguồn từ sản phẩm thay thế

Đối mới và cải tiến là điều không thể bỏ qua khi xây dựng và triển khai chiến lược cạnh tranh. Bằng cách này bạn dễ dàng chiếm ưu thế về chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có nhiều mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế. 

chien-luoc-canh-tranh-10
Những sản phẩm thay thế có thể đánh bật doanh nghiệp bạn bất cứ lúc nào

Giờ đây doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư, đổi mới công nghệ. Kết hợp với nâng cao trình độ quản lý nhằm mục tiêu giảm giá thành, tăng cường đặc tính nổi bật để thu hút sự quan tâm từ khách hàng. 

Qua bài viết trên đây hẳn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh trong sự phát triển doanh nghiệp. Vì thế bạn nên chủ động nghiên cứu, nắm bắt thị trường để đưa ra giải pháp tối ưu nhất. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông