Một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường đó chính là áp dụng chiến lược giá hớt váng. Vậy chiến lược giá hớt váng là gì? Có ưu nhược điểm như thế nào? Khi nào nên áp dụng chiến lược này? Có doanh nghiệp nào đã áp dụng chiến lược này thành công chưa?
Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về chiến lược giá hớt váng trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Top 7 chiến lược giá cho sản phẩm phổ biến nhất trong Marketing
Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới trên thị trường và áp dụng mức giá cao nhất của sản phẩm đó cho những đối tượng khách hàng muốn sở hữu sản phẩm nhanh nhất có thể. Sau khi thỏa mãn đối tượng khách hàng này, doanh nghiệp dần hạ giá sản phẩm xuống để tiếp cận những đối tượng khách hàng khác. Chiến lược này được gọi là chiến lược giá hớt váng.
Ví dụ: Những bộ phim bom tấn của Marvel thường có những suất chiếu sớm 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày. Tất nhiên suất chiếu sớm này có giá vé cao hơn so với suất chiếu chính. Tuy vậy vẫn xuất hiện tình trạng cháy vé ở những suất những suất chiếu sớm này bới fan của phim Marvel khá đông, phim vừa ra mắt là họ phải sắp xếp đi xem luôn, họ không muốn bỏ lỡ bất kì tình tiết mới nào. Sau những suất chiếu sớm thì suất chiếu chính có giá ưu đãi hơn để phục vụ đối tượng khác (những người không phải fan cuồng của phim Marvel).
Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Phân tích chi tiết các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng
Phải nói Apple là một trong những doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá hớt váng cực kỳ thành công. Cứ mỗi năm Apple lại tung ra mẫu Iphone mới với mức giá cao ngút so với thị trường chung. Giá cao là thế nhưng mỗi lần ra mắt Apple như tạo được cơn sốt trên thị trường. Bằng chứng đó là người người nhà nhà xếp hàng trước Apple Store từ sáng sớm chỉ để sở hữu Iphone sớm nhất. Có người sẵn sàng chi tiền trước và mất hàng tháng trời để đợi Iphone về tay.
Việc liên tục ra mắt sản phẩm mới với giá cao ngút nhưng vẫn duy trì bán mẫu cũ khiến cho Apple mở rộng đối tượng khách hàng. Ai cũng có thể dễ dàng sở hữu Iphone trong tay. Chính điều này đã đưa Apple đạt được vị trí số 1 trong ngành công nghệ.
Không thua kém Apple, Samsung cũng đã áp dụng chiến lược hớt váng thành công. Cụ thể vào đầu năm 2020 Samsung ra mắt mẫu điện thoại Galaxy S20 với giá là 999 đô. Đến năm 2021 chiếc điện thoại Galaxy S21 ra đời, thì giá của Galaxy S20 đã giảm đi đáng kể, cụ thể là từ 999 đô giảm còn 600 đô tùy thuộc vào cửa hàng.
Giá điện thoại Samsung giảm dần mỗi khi có chiếc Samsung khác ra đời. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây.
Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Quy trình 4 bước xây dựng kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chiến lược giá hớt váng, ưu nhược điểm cũng như những doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược giá hớt váng thành công. Hi vọng qua bài viết này bạn đã nắm được chiến lược giá hớt váng và biết được khi nào nên áp dụng chiến lược giá hớt váng vào doanh nghiệp của mình.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!