Cho thuê lại lao động là gì? Các quy định về hoạt động cho thuê lại lao động

Nội dung được viết bởi Lực td

Với sự phát triển mạnh mẽ của số lượng lao động trên thị trường, cho thuê lại lao động là phương thức linh hoạt có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Vậy cho thuê lao động là gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

Cho thuê lại lao động là gì?

Theo điều 52, Luật lao động 2019 đã định nghĩa như sau:

  • Cho thuê lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sử điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
  • Hoạt động cho thuê lại lao động này chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng với một số công việc nhất định.

Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? các quy định về hợp đồng lao động

Nguyên tắc khi thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động

Khi thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp có nhu cầu thuê đều cần thực hiện đúng các quy tắc sau:

  • Thời hạn cho thuê lại lao động phải tối đa 12 tháng;
  • Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho doanh nghiệp khác;
  • Không sử dụng người lại lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Ngoài ra, còn một số nguyên tắc Được và Không được khi thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động khác, cùng tìm hiểu nhé!

Được sử dụng người lao động thuê lại khi

Theo Điều 53, khoản 2, Luật lao động 2019 đã quy định rõ trường hợp bên thuê lao động được sử dụng người lao động thuê lại khi:

  • Nhu cầu sử dụng lao động tăng đột ngột trong khoảng thời gian nhất định;
  • Thay thế người lao động đang nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc đang thực hiện nghĩa vụ công dân;
  • Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động có chuyên môn cao.

Không được sử dụng người lao động thuê lại khi

Điều 53, khoản 2, Luật lao động 2019 đã quy định rõ trường hợp bên thuê lao động không được sử dụng người lao động thuê lại khi:

  • Thay thế người lao động trong thời gian xảy ra đình công, giải quyết tranh cấp lao động;
  • Không có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lao động;
  • Thay thế người lao động bị cho nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lí do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sát nhập;

Quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động

cho thuê lại lao động
  • Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 
  • Hợp đồng cho thuê lại lao động không được phép có thỏa thuận, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng đã ký với người lao động từ trước.

Bên cạnh đó, hợp đồng cho thuê lại động phải bao gồm các nội dung sau:

  • Địa điểm, vị trí làm việc cần sử dụng lao động thuê lại;
  • Nội dung, yêu cầu cụ thể của công việc đối với người lao động thuê lại;
  • Thời hạn thuê lại lao động, thời gian bắt đầu làm việc;
  • Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
  • Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Xem thêm: Các quy định khi điều chuyển người lao động làm việc khác với hợp đồng lao động

Tổng kết

Trên đây là những khái niệm về hoạt động cho thuê lại lao động và những nguyên tắc chung về việc cho thuê lại lao động. Mong rằng bài viết trên có ích cho quá trình học tập và làm việc của bạn.

 với 37 bài giảng mang tới ác nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông