Đánh giá 360 độ là một trong những kiến thức mới thuộc lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn cho vấn đề này hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Theo đó, toàn bộ nội dung được Gitiho đi sâu phân tích chi tiết. Nhờ đó, bạn sẽ nâng cao vốn hiểu biết cũng như có cái nhìn đa chiều, khách quan nhất. Đặc biệt, bạn còn sớm biết cách vận hành mô hình này đạt hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Đánh giá 360 độ (360 Degree Feedback) là phương pháp đánh giá nhân viên bằng cách thu thập dữ liệu về họ trong những tình huống làm việc thực tế. Kết hợp cùng những phẩm chất hoạt động mà nhân sự thể hiện thông qua quá trình tổng hợp ý kiến từ những người tiếp xúc với cá nhân được đánh giá.
Phương pháp này giúp nhân viên nhận được phản hồi bí mật, ẩn danh. Họ có thể là quản lý, đồng nghiệp cùng làm việc xung quanh họ. Các biểu mẫu đánh giá sẽ chứa những câu hỏi đo lường, thang điểm đánh giá cũng như các nhận xét.
Phương pháp đánh giá 360 độ này được coi là hướng tiếp cận sâu, sát, toàn diện. Việc này giúp phản ánh mối quan hệ của nhân viên đối với các đồng nghiệp có tốt hay không.
Xem thêm: 3 nguyên tắc đánh giá nhân viên chi tiết
Theo Tỷ phú Châu Á - Lý Gia Thành: “20% thành công của doanh nghiệp nằm ở quyết sách, 80% còn lại là hành động”. Việc triển khai đánh giá 360 chính là hoạt động để các nhà quản lý chọn lọc ra những nhân sự đủ trí lực, tài lực góp sức cho sự phát triển chung của công ty.
Đánh giá 360 độ hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quản trị. Tất cả nhờ vào những lợi ích thiết thực nhất định phải kể đến như sau:
Trên thực tế, việc nhận xét công khai giữa các nhân viên, nhà quản lý gây ra sự e ngại thường trực. Tuy nhiên, với đánh giá 360 có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này. Bởi người đóng góp ý kiến hoàn toàn ẩn danh và được bảo mật tốt nhất.
Mọi người có thể góp ý chân thành của mình về cách thức làm việc của đồng nghiệp. Điển hình như việc cảm thấy khó chịu khi đối phương không thực sự chuyên tâm vào nhiệm vụ. Hơn hết, họ cần cải thiện về tác phong đi đúng giờ, hoàn thành công việc được giao chẳng hạn.
Nhờ đánh giá 360 độ bạn không còn phải lo đến tình trạng “sự thật mất lòng”. Thay vào đó, thông tin được chia sẻ một cách khách quan, hướng tới những giá trị đích thực. Cá nhân được góp ý sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Thực tế nhận phản hồi từ một người sẽ mang lại ý kiến phiến diện. Thế nhưng, đối với phương pháp đánh giá này bạn có thể ghi nhận thông tin từ nhiều nguồn. Nhờ đó, nhân viên sẽ vượt qua được trở ngại về tâm lý và có suy nghĩ tích cực hơn.
Điển hình như việc một người có thể đưa ra ý kiến tiêu cực về cá nhân nào đó. Tuy nhiên, các đồng nghiệp khác lại suy nghĩ theo hướng ngược lại. Với thông tin từ nhiều nguồn sẽ mang lại sự khách quan và kết luận chính xác nhất.
Thông qua khảo sát thực tế phương pháp đánh giá 360 được tổng hợp từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Hình thực này tập trung vào những khía cạnh chi tiết của hành vi ứng xử. Vì thế, bạn có thể tiếp nhận đầy đủ những thông tin về kỹ năng, năng lực, thái độ của người được nhận xét.
Người nhận phản hồi sẽ biết được ý kiến của quản lý, khách hàng, đồng nghiệp. Từ đó, họ tự đánh giá xem bản thân có thực sự còn thiếu sót hay không. Đặc biệt, cần đưa ra những phương án cụ thể để hướng tới sự cải thiện tích cực nhất.
Ví dụ như người nhận phản hồi sẽ tiếp nhận ý kiến từ nhiều phía. Trong đó, điểm chung của các thông tin này đều phản ánh họ là người chưa làm tốt các công việc được giao. Điều này giúp họ nhanh chóng xử lý bất cập kể trên bằng cách lập kế hoạch cụ thể để không tái phạm lỗi cũ.
Nguồn tin từ mẫu đánh giá 360 độ cung cấp sẽ giúp các cá nhân biết được điểm mạnh cần phát huy. Bên cạnh đó, bạn cũng sớm nắm bắt các hạn chế của bản thân để xây dựng cách khắc phục hiệu quả.
Nhìn chung, đánh giá 360 hiện đang mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói chung cũng như các nhân viên nói riêng. Nhiều đơn vị đã áp dụng hình thức này trong đơn vị và nhận lại những giá trị thiết thực.
Dù phương pháp tối ưu đến mức nào vẫn tồn tại ưu - nhược điểm. Để sử dụng hiệu quả bạn cần nắm rõ những đặc trưng này. Nhờ vậy khi ứng dụng thực tế mới phát huy hết được những lợi thế.
Mục đích của việc sử dụng đánh giá 360 giúp người nhận phản hồi hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Hơn hết, người dùng còn nhận lại những ưu điểm vượt trội như:
Đánh giá 360 độ là thông tin bí mật, ẩn danh còn khiến người tiếp nhận không bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân. Đồng thời, việc này còn tăng tính khách quan, bảo vệ sự riêng tư. Vì thế, đây chính là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Maury Peiper - Trưởng khoa tại Đại học George Mason School of Business sau quá trình nghiên cứu cách thức triển khoai hoạt động đánh giá 360 tại 17 công ty đa lĩnh vực đã đưa ra kết luận cụ thể về hình thức này. Theo đó ông cho rằng: “Hoạt động đánh giá đồng nghiệp ngay từ bản chất của nó đã ẩn chứa nhiều nghịch lý khiến việc tiến hành nó không hề dễ dàng”. Cụ thể phương pháp đánh giá kể trên cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Điển hình như sau:
Ngoài ra, nhận định theo phương pháp 360 độ còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh như các câu hỏi khá mơ hồ. Đôi khi, những điểm yếu có thể che lấp đi thế mạnh của một cá nhân.
Nhìn chung, đánh giá 360 độ mang lại nhiều lợi ích nên được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu cần biết cách vận hành chính xác. Dưới đây là gợi ý cụ thể bạn nên tham khảo ngay.
Đầu tiên bạn cần công khai mục tiêu cũng như lợi ích từ mô hình này mang lại. Ban lãnh đạo nên hướng dẫn cách thức đưa và tiếp nhận đánh giá. Hãy giải thích rõ như thế nào là những nhận định mang tính xây dựng và đạt được kết quả cao nhất.
Qua thời gian nghiên cứu, quan sát, Maury Peiper nhận thấy rằng thành công của mô hình đánh giá nhân viên 360 ảnh hưởng rất lớn từ sự tham gia của nhà quản lý. Theo đó lúc này người lãnh đạo không nên đóng vai trò là người phán xét mà hãy trở thành một hình mẫu, một nhà phê bình thiện chí. Bạn hãy xác định rõ quy mô và mục tiêu trước khi tiến hành đánh giá như sau:
Phần lớn các trường hợp đánh giá nhân viên đều nhằm mục đích đưa ra góp ý hữu ích và kịp thời. Điều này giúp người nhân phản hồi nhanh chóng cải thiện hiệu quả làm việc. Khi đó cần kết hợp với định hướng, dẫn dắt từ nhà quản lý.
Việc tham gia đánh giá các đồng nghiệp cũng giúp cho mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm với tổ chức. Nhờ vậy, văn hoá tự chủ và tra0 quyền trong doanh nghiệp nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả.
Quy mô hoạt động đánh giá 30 độ cần được xem xét thật kỹ. Nếu thực hiện càng nhanh, đơn giản càng khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chính vì thế, bạn nên triển khai dự án này lâu dài, tích cực và thường xuyên. Đây chính là kinh nghiệm vận hành đánh giá 360 hữu ích bạn chớ nên bỏ qua.
Mặt khác, không phải vị trí nào cũng tương đương nhau nên bạn hãy thiết kế các chương trình đánh giá phù hợp. Càng làm chi tiết quá trình đánh giá càng mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ phân tích chi tiết về đánh giá 360 độ. Bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác hãy tiếp tục theo dõi Gitiho.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!