Xoay quanh chủ đề đổi mới học tập và giải pháp để đổi mới học tập trong doanh nghiệp, anh Nguyễn Anh Đức đã có những chia sẻ rất tâm huyết liên quan đến vấn đề này. Những chia sẻ của anh đều dựa trên thực tế vì anh đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, hiện anh là chuyên gia cao cấp MCG Talent Gene, đã từng phụ trách chương trình Young Leader - Vingroup, Chương trình M-Talent - Maritimebank, Giám đốc đào tạo của Bảo hiểm Prudential, Giám đốc kinh doanh - Khách sạn Nikko…
Vậy đó là những giải pháp gì, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Ví dụ như năm 2024 công ty tập trung vào chuyển đổi số thì các hoạt động đào tạo phải hướng đến chuyển đổi số, tức là người nhân viên phải có năng lực để giúp cho quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, thuận lợi, đạt được như kỳ vọng. Lãnh đạo cần phải áp dụng tư duy chiến lược, xác định những khía cạnh quan trọng của chuyển đổi số, đặt ra mục tiêu cụ thể mà nhân viên cần đạt được. Bên cạnh đó nhân viên cũng cần phải trang bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tốt yêu cầu công việc được giao. Anh Nguyễn Anh Đức chia sẻ.
Với nhiều người làm đào tạo, một trong những thách thức lớn nhất là gặp khó khăn trong việc liên kết mục tiêu đào tạo với mục tiêu kinh doanh của công ty, đặc biệt là thiếu đi tư duy của người làm kinh doanh. Điều này dẫn đến việc họ gặp khó khăn trong việc phát huy vai trò chủ động trong quá trình đào tạo.
Còn với những công ty nhỏ, việc này có thể được giải quyết thông qua việc có một người phụ trách về nhân sự hoặc chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về đào tạo. Khi có sự hiểu biết đầy đủ, việc đặt ra các đề bài phù hợp và kiểm soát chặt chẽ hoạt động đào tạo sẽ trở nên khả thi hơn.
Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động đào tạo đều hướng đến mục tiêu kinh doanh và đóng góp tích cực vào chiến lược tổng thể của công ty.
Giải pháp tiếp theo mà anh Nguyễn Anh Đức chia sẻ đó chính là sự khẳng định rằng đào tạo chỉ đạt hiệu quả khi được thực hiện cùng với nhiều hoạt động khác như giám sát và thực hành, huấn luyện và kèm cặp, động viên và hỗ trợ cũng như đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực.
1. Giám sát và thực hành
Để đảm bảo rằng người học áp dụng kiến thức trong khóa học vào công việc, cần có sự theo dõi, giám sát cách mà nhân viên làm việc, thực hành. Đây cũng là cơ hội để nhân viên rèn luyện và củng cố những kỹ năng mới.
2. Huấn luyện và kèm cặp
Người làm đào tạo không chỉ là người xây dựng các chương trình đào tạo mà còn là người tạo điều kiện để người học có thể nói ra vấn đề và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ điểm yếu của họ.
3. Động viên và hỗ trợ
Để khuyến khích nhân viên tích cực tham gia học tập và rèn luyện, quá trình đào tạo cần có các yếu tố động viên và hỗ trợ. Những hành động này không chỉ giúp nhân viên tự tin và nhiệt huyết mà còn tạo ra sự cam kết và tinh thần học tập tích cực.
4. Đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực
Để việc đào tạo trong công ty lan tỏa và ngày càng hiệu quả thì việc đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực là rất quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn sau đào tạo, người làm đào tạo cần tổ chức những bài kiểm tra, hệ thống đánh giá năng lực… để đo lường được hiệu quả cũng như có sự điều chỉnh kịp thời.
Bằng cách kết hợp các hoạt động học tập trên, quá trình đào tạo sẽ trở nên toàn diện và đảm bảo rằng nhân viên không chỉ được học các kiến thức mới mà còn có khả năng áp dụng linh hoạt vào bối cảnh công việc thực tế.
Trên đây là những chia sẻ của anh Nguyễn Anh Đức về giải pháp thực hiện đổi mới học tập trong doanh nghiệp mang lại hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó còn rất nhiều giải pháp mà người làm LnD có thể ứng dụng trong doanh nghiệp của mình, bạn đọc có thể tham khảo tại webinar dưới đây nhé!