Mục lục
Bạn muốn làm tròn một số đến số nguyên gần nhất? Hay làm tròn thành bội số của 10 để đơn giản hóa việc ước lượng số tiền gần đúng. Dưới đây là các cách làm tròn trong Excel.
Đăng ký ngay khóa học Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ
Các hàm đưới đây sẽ chỉ cho bạn cách làm tròn số trong Excel:
Chắc hẳn đọc đến đây, bạn đọc vẫn cảm thấy mơ hồ khi chỉ biết công dụng của từng hàm mà không biết sử dụng chúng thế nào phải không? Cùng xem ứng dụng của chúng qua các ví dụ bên dưới nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn các hàm làm tròn trong Excel hay sử dụng
File đính kèm bài viết này (Sheet 3) là bài tập được sử dụng trong các ví dụ dưới đây. Hãy tải file về và thực hành cùng Gitiho để ghi nhớ những kiến thức hữu ích này nhé!
Bảng dưới đây cho bạn danh sách các số khác nhau (số âm, dương, chẵn, lẻ, số 0) với các yêu cầu kèm theo:
Công thức hàm CEILING trong Excel:
=CEILING(number, significance)
Trong đó
Công thức hàm cần điền trong trường hợp này:
=CEILING(B15, 4)
Lưu ý: Để nhập hàm mà không bị lỗi, hãy tìm hiểu thêm bài viết trong mục "Xem thêm" bên dưới nhé.
Tức là bạn đang tìm bội số gần nhất của số 4 có liên quan đến số ở ô B15. Bạn thấy số 16 chia hết cho 4, số 20 cũng chia hết cho 4, thế nhưng, hàm CEILING cũng là hàm làm tròn lên, nên kết quả sẽ là 20.
Nếu công thức là:
=CEILING(B15, 5)
Bạn cũng sẽ nhận được kết quả là 20, theo quy tắc làm tròn trong Excel của hàm CEILING.
Nhưng, nếu công thức được sửa thành:
=CEILING(B15, 3)
Kết quả là số chia hết cho 3 nhưng lớn hơn số 16.82 trong ô B15, chính là số 18. Bạn có ra cùng kết quả như bài viết không? Thử thực hành luôn nhé.
Tương tự, khi bạn kéo công thức xuống các ô bên dưới. Bạn có thể dễ dàng thấy rằng kết quả luôn tuân theo các quy tắc của hàm CEILING.
Lưu ý: Số 0 về nguyên tắc không bao giờ biến động bởi các hàm làm tròn trong Excel.
Xem thêm: Các hàm trong Excel (Phần 2): Một số kỹ thuật sử dụng hàm trong Excel
Ngược lại với hàm CEILING - làm tròn lên, hàm FLOOR làm tròn xuống, tức là hàm FLOOR sẽ lấy số nhỏ hơn con số được chỉ định.
Công thức hàm cần điền trong trường hợp này là:
=FLOOR(B15, 4)
Dễ dàng đoán được kết quả là 16, vì số nhỏ hơn 16.82 mà chia hết cho 4 chỉ có thể là số 16 phải không nào?
Kéo công thức xuống các ô bên dưới tương tự như yêu cầu 1, bạn có được bảng kết quả sau:
Xem thêm: Hướng dẫn làm tròn số tiền trên hóa đơn GTGT chính xác nhất
Với hàm ROUND cũng có 2 tham số là:
=ROUND(number, num_digits)
Trong đó,
Nếu là số dương, thì là số sau dấu ngăn cách phần thập phân
Nếu là số âm, thì là trước phần thập phân.
Ví dụ: Muốn làm tròn số ở ô B15, làm tròn tới 1 chữ số sau phần thập phân thì công thức cần nhập là:
=ROUND(B15, 1)
Lúc này, phần thập phân của số 16.82 là 82. Phần sau số 8 sẽ được làm tròn thêm 1 vào vị trí số 8, nếu số này lớn hơn 5 (>5). Còn nếu nhỏ hơn 5, thì phần thập phân sau số 8 sẽ bằng 0 và số 8 được giữ nguyên.
Ở đây, kết quả làm tròn 1 số sau phần thập phân của số 16.82 là số 16.8.
Kéo công thức xuống bên dưới, kết quả nhận được sẽ là:
Bạn có thể thấy số 1358.483 theo cách làm tròn trong Excel này thì số 8>5, dó đó số được làm tròn sẽ là 1358.5
Nếu như bạn chọn tham số thứ 2 là -1 thì sao?
=ROUND(B15, -1)
Công thức lúc này sẽ giúp bạn làm tròn đến số phần bên trái của dấu ngăn cách thập phân. Ở đây, ô B15 sẽ được làm tròn vào vị trí số 6: Nếu như 6 lớn hơn hoặc bằng 5, thì vị trí số 1 đầu sẽ được cộng thêm 1, tức là kết quả sẽ bằng 20.
Vận dụng logic này và thử đoán các kết quả của ô bên dưới xem có trùng với bảng kết quả dưới đây không nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn phương pháp làm tròn số tiền trong kế toán trên Excel
Hàm ROUNDUP sử dụng cũng tương tự như hàm ROUND, nếu bạn điền tham số thứ 2 là số dương, thì kết quả sẽ được làm tròn sau phần thập phân và nếu bạn điền tham số âm, thì kết quả sẽ làm tròn phần trước phần thập phân. Chỉ khác là, kết quả luôn luôn được làm tròn lên, cho dù phần thập phân có lớn hay nhỏ hơn 5.
Áp dụng quy tắc này, hãy cùng xem kết quả nếu dùng hàm:
=ROUNDUP(B15, 1)
Với hàm ROUDDOWN, nếu như bạn làm tròn xuống cho số ở ô B15, làm tròn tới 0 (bỏ hết phần thập phân), thì cần sử dụng công thức hàm:
=ROUNDDOWN(B15, 0)
Thì bạn sẽ nhận được kết quả như sau:
Nếu như bạn muốn cắt bỏ toàn bộ phần thập phân của các số đã cho đi, hãy sử dụng công thức sau:
=TRUNC(B15, 0)
Thì sẽ nhận được kết quả y hệt yêu cầu 5, kết quả được cắt bỏ toàn bộ phần thập phân, không làm tròn hay thay đổi phần nguyên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt hàm TRUNC với hàm INT trong Excel
Hàm INT chỉ có 1 tham số duy nhất và được sử dụng như sau:
=INT(B15)
Hàm sẽ tìm số nguyên gần nhất nhưng phải nhỏ hơn số được chỉ định (ở đây là số ở ô B15) và đưa ra kết quả cho bạn. Đây là nguyên tắc của hàm INT.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt hàm TRUNC với hàm INT trong Excel
Hy vọng đọc đến hết bài viết này, bạn đọc đã hiểu được những quy tắc và cách thức làm tròn trong Excel với các trường hợp khác nhau và sử dụng các hàm làm tròn trong Excel. Để học những kiến thức bổ ích như vậy, hãy đăng ký khóa học Tuyệt đỉnh Excel và nhận những hướng dẫn tận tình từ giảng viên hàng đầu Gitiho.
Cảm ơn bạn đọc!
Hàm với dữ liệu dạng Number : Cách cộng trừ nhân chia trong Excel
Hàm với dữ liệu dạng Number: Hàm RANK, MAX, MIN, AVERAGE trong Excel
Hàm với dữ liệu Number: Cách tìm số nguyên chẵn lẻ & Hàm trị tuyệt đối
Hướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP trong Excel qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao
Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện: AND, OR, hàm IF lồng nhau và hơn thế
Tài liệu kèm theo bài viết
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Excel Cơ Bản
0 Bình luận