Học tập liên tục mô tả hành trình trau dồi, nâng cao kỹ năng, kiến thức lâu dài. Người học chủ động, sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận thay đổi.
Để hiểu kỹ hơn về lý thuyết này, mời bạn cùng Gitiho khám phá ngay trong bài viết sau đây.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Học tập liên tục là việc học hỏi, phát triển kỹ năng, kiến thức mới không ngừng. Chúng ta có thể học qua công việc, cuộc sống hay các hoạt động đào tạo. Điều này liên quan đến sự chủ động của bản thân và việc chấp nhận những thách thức mới.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, muốn giữ được sự cạnh tranh, các doanh nghiệp, tổ chức cần liên tục đổi mới, thích ứng và thay đổi. Để đạt được điều này phụ thuộc chính vào kỹ năng và kiến thức của lực lượng lao động. Nhưng làm thế nào để sở hữu được đội ngũ tinh nhuệ như vậy?
Để đổi mới, để thử một quy trình mới hoặc để làm một điều gì đó mới, tất cả đều phải học hỏi.
Mọi người cần học kiến thức hoặc kỹ năng mới để nhìn mọi thứ theo cách mới và thức hiện một bước nhảy vọt tiếp theo.
Tại các tổ chức không có quá trình học tập liên tục, thì quá trình đổi mới không xảy ra và không có gì điều mới được hoàn thành.
Nhân viên tại tổ chức cần có kỹ năng thử thách bản thân để có được kiến thức, ý tưởng và kỹ năng mới. Việc học cần phải dựa trên cơ sở linh hoạt, theo yêu cầu và liên tục để góp phần vào việc cải thiện hiệu suất của tổ chức.
Tinh thần học tập suốt đời luôn được đề cao dù ở giai đoạn nào. Không chỉ các tổ chức mà mỗi cá nhân đều phải tự chủ động nâng cao giá trị bản thân bằng cách bồi dưỡng kiến thức, năng lực. Dưới đây là những lợi ích mà việc học tập liên tục không ngừng nghỉ mang lại.
Xây dựng văn hóa học tập trong tổ chức là cách hiệu quả giúp cải thiện hiệu suất, thay đổi tư duy sáng tạo của nhân sự. Bên cạnh đó hoạt động này cũng là một trong những phương án để giữ chân nhân viên hiệu quả. Bởi:
Tri thức là sức mạnh: Nhân sự càng hiểu biết sẽ càng đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đổi mới, sáng kiến cho doanh nghiệp. Vì thế họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Tối ưu chi phí hiệu quả: Đầu tư vào nhân viên là khoản đầu tư ít tốn kém hơn so với tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
Thể hiện sự quan tâm tới nhân sự: Hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ năng nhân viên cho thấy doanh nghiệp thực sự quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của người lao động. Như vậy họ sẽ thêm yêu, tin tưởng và gắn kết với công ty lâu dài hơn nữa.
Liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mang đến cho chúng ta nhiều thay đổi trong cuộc sống, sự nghiệp. Dưới đây là những lợi ích của tinh thần học tập suốt đời đối với mỗi cá nhân:
Nâng cao giá trị bản thân: Phát triển kỹ năng, kiến thức mới giúp bạn tăng khả năng làm việc, linh hoạt xử lý tình huống. Đây là giá trị khác biệt của bạn so với ứng viên khi cùng ứng tuyển một vị trí làm việc.
Phát triển nghề nghiệp: Học tập giúp chúng ta có nền tảng kiến thức tốt, hỗ trợ bạn theo đuổi con đường sự nghiệp và nhanh chóng đạt mục tiêu mong muốn.
Bằng cấp và chứng chỉ: Theo đuổi sự nghiệp học hành giúp bạn có được những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Đây là cơ sở tin cậy khẳng định năng lực của bạn trong ngành nghề, lĩnh vực mình làm việc.
Thăng tiến nhanh: Dành thời gian học thêm kỹ năng mới, bổ sung kiến thức giúp nâng cao hiệu suất công việc. Nhờ vậy, bạn được cấp trên đánh giá cao, tin tưởng, cơ hội thăng tiến rộng mở.
Mở ra cơ hội làm giàu: Mỗi người sẽ có những sở thích, mục tiêu vượt ra ngoài công việc làm mỗi ngày. Họ có thể theo đuổi niềm đam mê ở những lĩnh vực khác nhau. Học tập giúp họ có cái nhìn sâu rộng, mở ra cánh cửa cho cơ hội mới trong tương lai.
Bắt kịp sự thay đổi: Luôn cập nhật xu hướng, sự tiến bộ trong nghề nghiệp giúp bạn linh hoạt nắm bắt, thích nghi với thị trường dù có bất cứ thay đổi nào xảy ra.
Để học tập liên tục chúng ta có thể dựa vào nhiều phương pháp khác nhau như: Tự học, học ở trường, học từ xã hội, v.v.
Học tập chính quy là cách tiếp thu kiến thức, cải thiện kỹ năng thông qua trường lớp, các chương trình đào tạo, khóa học online. Hoạt động này thường được tổ chức bởi một trung tâm, cơ sở giáo dục hoặc tổ chức với mục tiêu học tập cụ thể. Bao gồm:
Social Learning chính là cách bạn tiếp thu kiến thức, nâng cao năng lực thông qua đồng nghiệp, bạn bè, những người xung quanh. Những hoạt động tương tác, thảo luận chính là cơ hội để bạn trau dồi bản thân. Điều đó bao gồm cả chính thức và không chính thức:
Để có một kỹ năng mới hoặc nâng cao kiến thức và hiểu biết không nhất thiết phải giới hạn trong đào tạo chính quy hay làm việc thực tế. Chúng ta có thể tự nghiên cứu, trau dồi thông qua:
Học tập suốt đời và học tập liên tục đều là những thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng một vài ngữ cảnh chúng lại có những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
Thuật ngữ học tập suốt đời tập trung nhiều vào cá nhân. Nó đề cập đến sự cam kết tự nguyện của một người về việc học các kỹ năng, tiếp thu kiến thức mới trong thời gian dài.
Người học tập suốt đời sẽ là người kết hợp học tập liên tục như một phần trong cuộc sống của họ. Chẳng hạn bạn chọn đọc, tìm hiểu một kiến thức, kỹ năng gì đó mới trong 1 giờ mỗi ngày. Đây là một cam kết cá nhân để cải thiện bản thân hoặc cải thiện lâu dài.
Học tập liên tục có thể áp dụng cho cả cá nhân lẫn tổ chức. Hoạt động này cũng đề cập đến việc một cá nhân cam kết nâng cao kỹ năng, học kiến thức mới. Nhưng hình thức này thường dùng trong ngữ cảnh tạm thời.
Chẳng bạn bạn đang tham gia một khóa đào tạo bổ sung do công ty tổ chức. Qua đó bạn có thể đạt được những kỹ năng mới hỗ trợ cho công việc của mình.
Xây dựng môi trường hỗ trợ khuyến khích nhân viên tham gia vào việc học tập cần có sự cam kết, đầu tư và hướng dẫn.
Một số nhân viên sẽ tự đặt ra cho bản thân những mục tiêu và tiếp tục học hỏi theo cách riêng của họ. Nhưng trong một doanh nghiệp sẽ rất khó để tất cả mọi người cùng làm như vậy.
Thực tế, nhân viên thường tập trung vào nhiệm vụ của họ và không muốn lãng phí thời gian. Và để thiết kế môi trường học tập liên tục, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo.
Khi người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp tham gia sâu sát, khuyến khích, động viên nhân viên học tập, phát triển sẽ tạo nên nguồn động lực lớn. Nhờ vậy người lao động mang trong mình tâm thế chủ động, hứng thú tìm hiểu, nâng cao năng lực bản thân.
Thực tế, không ít người không dám thể hiện những ý tưởng, sáng kiến mới vì nghĩ rằng người lãnh đạo không chấp thuận. Nhưng nếu nhà quản lý thực tạo ra văn hóa học tập, đánh giá năng lực công bằng cạnh tranh sẽ giúp nhân sự có thêm niềm tin, động lực phát triển.
Khi việc học tập liên tục trở thành một nét văn hóa doanh nghiệp, nhân viên sẽ chủ động tham gia. Dựa vào đây, nhà quản lý dễ dàng lập một kế hoạch khả thi để hỗ trợ đạt mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Chiến lược đào tạo, nâng cao kỹ năng sẽ bao gồm đầy đủ tài nguyên hoặc sự hỗ trợ mà nhân viên cần. Đồng thời các loại hình học tập cũng đa dạng nhằm đáp ứng tốt mong muốn, đặc thù công việc của từng vị trí. Ví dụ: Học trực tiếp, đào tạo e-Learning, hội thảo, hội nghị hay đào tạo kín.
Muốn học tập, nâng cao năng lực hiệu quả chúng ta cần có môi trường lý tưởng gồm thời gian và nguồn lực. Đây là những yếu tố doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng cho nhân viên. Tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức, bộ phận sẽ có những yêu cầu cụ thể, như:
Trên đây là toàn bộ những thông tin về học tập liên tục trong tổ chức. Có thể thấy đây là hoạt động cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, thích nghi với thay đổi thị trường không thể bỏ qua việc huấn luyện, đào tạo nhân sự.