HRBP là gì? Phân biệt HR và HRBP trong quản trị nhân sự

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

HR - Human Resource, Nhân sự là một khái niệm ắt hẳn chúng ta đã vô cùng quen thuộc. Nhưng những năm trở lại đây, có một cụm từ rất được chú ý và quan tâm trong ngành nhân sự, đó chính là HRBP. Vậy HRBP là gì? HRBP có phải là HR không, hay giữa 2 khái niệm này có gì khác nhau? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!

HRBP là gì?

Khái niệm HRBP

HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, có nghĩa là đối tác nhân sự. Hiểu một cách đơn giản hơn, HRBP đóng vai trò là đối tác của các phòng ban và của cả doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Vì vậy, HRBP không tồn tại như một bộ phận riêng lẻ, tập trung vào chăm lo chính sách lương, thưởng hoặc tổ chức các sự kiện nội bộ, thực hiện công tác tuyển dụng, mà là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với các bộ phận, giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau để nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp, từ đó chiến lược tổng thể được diễn ra trơn tru và thành công hơn. 

hrbp

Sự khác biệt giữa HRBP và HR (Nhân sự truyền thống)

Vì HRBP là một khái niệm còn khá mới mẻ, nên không thể tránh được sự nhầm lẫn giữa bộ phận này với bộ phận Nhân sự truyền thống - HR. Để có thể hiểu rõ được sự khác biệt của HRBP và HR, bạn có thể nhìn vào mô hình 3 cấp độ ảnh hưởng của bộ phận Nhân sự trong doanh nghiệp như sau:

  1. Cấp 1: Quản lý nhân sự
  2. Cấp 2: Phát triển nhân sự
  3. Cấp 3: Định hướng - Xây dựng - Đào tạo - Phát triển tổ chức nhân sự để đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể

Cấp 1, cấp 2 trong mô hình này chính là do các bộ phận thuộc Nhân sự truyền thống quản lý (C&B, Tuyển dụng, Đào tạo), và cấp 3 chính là do HRBP, Trưởng phòng Nhân sự quản lý. 

Nắm vững Nghiệp vụ nhân sự chuyên sâu để trở thành HRBP và Trưởng phòng Nhân sự

hrbp

Vai trò và nhiệm vụ của HRBP trong doanh nghiệp

Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp

  • Đối tác chiến lược (Strategic Partner): Tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự sao cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. HRBP phải là người nắm vững khung năng lực của đội ngũ nhân sự trong công ty cũng như ảnh hưởng của đội ngũ nhân sự tới chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó, có được kế hoạch và sắp xếp phân bố nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho hợp lý.
  • Quản lý hoạt động (Operations Manager): Không chỉ là người đề ra chiến lược, kế hoạch nhân sự mà HRBP còn phải đưa được các nội dung của chiến lược, kế hoạch đó tới với nhân viên như văn hóa doanh nghiệp; các quy định, quy trình làm việc; các chính sách, chế độ….., sau đó ghi nhận phản hồi, đánh giá và cập nhật, sửa đổi sao cho phù hợp hơn dựa trên ý kiến đóng góp của nhân viên
  • Phản ứng khẩn cấp (Emergency Responder): HRBP cần tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông tin để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên; đồng thời, cần có sự chuẩn bị, dự trù cho những rủi ro để có được sự ứng biến nhanh nhất, kịp thời nhất khi phát sinh các vấn đề
  • Người hòa giải (Employee Mediator): Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong doanh nghiệp; có phương án giải quyết tình trạng thay đổi đột ngột cấu trúc nhân sự như tăng giảm quy mô nhân sự, thay đổi mô hình quản trị…

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập báo cáo nhân sự trên Excel chi tiết nhất

Nhiệm vụ của HRBP trong doanh nghiệp

HRBP trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận các công việc như sau:

  • Họp bàn với các phòng ban, các công ty con (đối với các tập đoàn có nhiều công ty con), các giám đốc, quản lý chi nhánh để nắm bắt được nhu cầu về nhân sự cũng như các khó khăn về nhân sự mà các phòng ban, công ty con, chi nhánh đang gặp phải. Từ đó, HRBP sẽ giúp người quản lý các phòng ban, công ty con, chi nhánh lập kế hoạch và quản lý nhân sách nhân sự hàng năm sao cho phù hợp với nhu cầu và chiến lược kinh doanh, hoạt động của phòng ban, chi nhánh, công ty con nói riêng và của toàn doanh nghiệp nói chung 
  • Phối hợp với bộ phận nhân sự truyền thống để thu thập, phân tích yêu cầu công việc và nhu cầu đào tạo để xây dựng, lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân sự cũng như lộ trình đào tạo nội bộ sao cho phù hợp với từng vị trí công việc..Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo. 
  • Phối hợp cùng ban lãnh đạo và C&B xây dựng khung năng lực, thiết kế hệ thống KPI (đánh giá hiệu quả công việc) và tiến hành hướng dẫn đánh giá định kỳ, đi kèm với đó là chính sách thưởng phạt. 
  • Quan sát, lắng nghe và tiếp nhận mọi thông tin từ các phòng ban, đơn vị, từ nhân viên để kịp thời điều chỉnh các chính sách, chế độ cho phù hợp

Xem thêm: 9 sai lầm trong xây dựng khung năng lực doanh nghiệp

Tổng kết

HRBP là một vị trí có không ít khó khăn, vất vả và những yêu cầu rất cao dành cho vị trí này so với vị trí Nhân sự truyền thống. Tuy nhiên, đây là một vị trí vô cùng mới mẻ, thú vị và được coi trọng trong doanh nghiệp, rất đáng để trải nghiệm. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về vị trí HRBP trong doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng hình dung về vị trí này hơn để đưa ra được quyết định nghề nghiệp của mình. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông