Hướng dẫn cách định khoản và hạch toán thuế GTGT chi tiết nhất

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Ngành kế toán thường xuyên làm việc với những con số, với doanh thu, với thuế,… đặc biệt là thuế giá trị gia tăng. Khi khách hàng mua hàng, ngoài việc thanh toán giá của sản phẩm cần phải thanh toán kèm theo khoản thuế giá trị gia tăng (VAT). Việc của kế toán lúc này là phải định khoản và hạch toán khoản thuế giá trị gia tăng đó. 

Trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách định khoản và hạch toán thuế giá trị gia tăng chi tiết có ví dụ cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm và sơ đồ nộp thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (VAT - Value Added Tax) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế. Mặc dù người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người nộp thuế lại là đơn vị sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Người mua (người chịu thuế) mua hàng hóa trị giá 20.000 VNĐ, thuế GTGT là 20% nên người mua phải trả thêm 2.000 VNĐ. Vậy tổng cộng người mua phải trả 22.000 cho người bán (doanh nghiệp). Người bán giữ lại 20.000 và nộp 2.000 thuế GTGT cho cơ quan nhà nước. Để xác định được số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước chúng ta dựa vào hóa đơn giá trị gia tăng.

thue-gia-tri-gia-tang

Đăng ký khóa học Hạch toán Kế toán căn bản cho người mới bắt đầu

Sơ đồ nộp thuế giá trị gia tăng

Thông thường các doanh nghiệp sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tuy nhiên sẽ có doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nộp thuế GTGT là phương pháp trực tiếp. Trong bài này chúng mình sẽ hướng dẫn bạn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nhé. Đây là phương pháp được hầu hết các doanh nghiệp tư nhân sử dụng.

thue-gia-tri-gia-tang

Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 2 loại hóa đơn mà các doanh nghiệp quan tâm đó là: hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra.

Trong đó:

  • Số thuế trên hóa đơn GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ và định khoản bên nợ TK 133
  • Số thuế trên hóa đơn GTGT đầu ra sẽ là số thuế phải nộp và định khoản bên có TK 3331

Để thành thạo cách định khoản và hạch toán, đăng ký học kế toán tổng hợp ngay với khóa sau tại Gitiho:

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Ví dụ: Ngày 30/01/2020 Công ty ABC có nghiệp vụ phát sinh tiếp khách tại nhà hàng hết 5tr đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán chuyển khoản.

Trong nghiệp vụ này sẽ có các đối tượng đó là: 

  • Đối tượng tiếp khách liên quan đến TK 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp).
  • Đối tượng chuyển khoản liên quan đến TK 112 (tiền gửi ngân hàng).
  • Đối tượng thuế GTGT 10%TK 133.

Chúng ta cùng theo dõi phát sinh tăng hay giảm của các TK 642, TK 112, TK 133.

  • TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5 triệu đồng.
  • TK 133: Thuế GTGT tăng: 5 x 10% = 0.5 triệu đồng.
  • TK 112: Tiền gửi ngân hàng giảm: 5 + 0.5 = 5.5 triệu đồng.

Lúc này sơ đồ chữ T của TK 133 bên nợ sẽ tăng lên 0.5 triệu đồng.

thue-gia-tri-gia-tang

Nghiệp vụ này sẽ được ghi sổ làm 2 dòng như sau:

thue-gia-tri-gia-tang

Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Ví dụ: Ngày 30/03/2020, công ty ABC bán ra được 100 triệu đồng tiền hàng, thuế GTGT là 10%, khách hàng chưa thanh toán.

Trong nghiệp vụ này sẽ có các đối tượng đó là: 

  • Đối tượng công ty bán hàng ra, đây là TK doanh thu 511
  • Đối tượng khách hàng chưa thanh toán, đây là TK 131 (phải thu khách hàng)
  • Thuế GTGT 10%, đây là TK 3331.

Các tài khoản này sẽ phát sinh tăng giảm như sau:

  • TK 511: Doanh thu bán hàng tăng 100 triệu đồng.
  • TK 3331: Thuế GTGT phải nộp: 10% x 100 = 10 triệu đồng.
  • TK 131: Phải thu khách hàng tăng: 100 + 10 = 110 triệu đồng.

Lúc này sơ đồ chữ T của TK 3331 sẽ tăng ở bên có là 10 triệu đồng.

Nghiệp vụ này sẽ được ghi sổ là 2 dòng như sau: 

thue-gia-tri-gia-tang

Hướng dẫn tính số thuế phải nộp

Nếu số thuế GTGT đầu ra > số thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ): phải nộp thuế.

Lúc này số thuế GTGT được tính như sau:

thue-gia-tri-gia-tang

Nếu số thuế GTGT đầu ra < số thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ): không phải nộp thuế.

Lúc này xuất hiện thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau và được tính như sau:

thue-gia-tri-gia-tang

Cuối quý/cuối tháng bút toán định khoản như sau:

Nợ TK 3331 /  Có TK 133: Số dư nhỏ hơn (tức là trong 2 TK này, TK nào có số dư nhỏ hơn thì điền vào).

Quay trở lại với 2 ví dụ ở trên:

Ngày 30/01/2020, công ty ABC có nghiệp vụ phát sinh tiếp khách tại nhà hàng hết 5 triệu đồng, thuế GTGT 10%, thánh toán chuyển khoản => Thuế GTGT đầu vào: 500.000 VNĐ

Ngày 30/03/2020, công ty ABC bán ra được 100 triệu đồng tiền hàng, thuế GTGT là 10%, khách hàng chưa thanh toán => Thuế GTGT đầu ra: 10.000.000 VNĐ.

Giả sử đây là tất cả các nghiệp vụ kế toán có thuế GTGT của công ty ABC trong quý 1/2020

=> Số thuế phải nộp = 10.000.000 - 500.000 = 9.500.000 VNĐ

Chúng ta ghi sổ nộp thuế như sau:

thue-gia-tri-gia-tang

Kết luận

Trên đây là cách định khoản và hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT). Khi hạch toán thuế GTGT chúng ta cần quan tâm đến 2 tài loại khoản là TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) và TK 3331 (thuế GTGT phải nộp).

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tốt!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông