Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Hàm IF là một trong những hàm được sử dụng nhiều nhất trong Excel. Trong bài viết này, Gitiho sẽ giới thiệu đến các bạn nhiều ví dụ đơn giản về hàm IF để các bạn có thể nắm bắt và thực hiện theo một cách dễ dàng.

Ví dụ đơn giản về hàm IF

Hàm IF kiểm tra xem một điều kiện có được đáp ứng hay không đồng thời trả về một giá trị nếu đúng và một giá trị khác nếu sai.

1a. Ví dụ, bạn hãy nhìn vào hàm IF trong ô B2 bên dưới.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: nếu giá lớn hơn 500, hàm IF trả về Cao, nếu không thì trả về Thấp.

1b. Hàm IF dưới đây cũng trả về cùng một kết quả.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Lưu ý: bạn có thể sử dụng các toán tử so sánh sau:

  • = (bằng)
  • > (lớn hơn)
  • < (nhỏ hơn)
  • > = (lớn hơn hoặc bằng)
  • <= (nhỏ hơn hoặc bằng)
  • <> (không bằng, khác).

2. Luôn đặt văn bản trong dấu ngoặc kép.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

3a. Công thức dưới đây tính toán độ lớn giữa hai giá trị.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

3b. Bạn có thể sử dụng hàm IF để hiển thị một chuỗi trống nếu giá trị cuối chưa được nhập (xem hàng 5).

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: nếu giá trị cuối đã được nhập(<> nghĩa là không bằng), hàm IF sẽ tính toán độ lớn giữa giá trị đầu và giá trị cuối, nếu không nó sẽ hiển thị một chuỗi trống (hai dấu ngoặc kép không có gì ở giữa).

Hàm IF kết hợp điều kiện AND/OR

Sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND và hàm OR sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia Excel.

1. Ví dụ, hãy xem hàm IF trong ô D2 bên dưới.

Giải thích: hàm AND trả về TRUE nếu điểm đầu tiên lớn hơn hoặc bằng 60 và điểm thứ hai lớn hơn hoặc bằng 90, nếu không thì trả về FALSE. Nếu TRUE, hàm IF trả về Pass, nếu FALSE, hàm IF trả về Fail.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

2. Ví dụ, hãy xem hàm IF trong ô D2 bên dưới.

Giải thích: hàm OR trả về TRUE nếu có ít nhất một điểm lớn hơn hoặc bằng 60, nếu không trả về FALSE. Nếu TRUE, hàm IF trả về Pass, nếu FALSE, hàm IF trả về Fail.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

3. Ví dụ, hãy xem hàm IF trong ô D2 bên dưới.

Giải thích: hàm AND ở trên có hai đối số được phân tách bằng dấu phẩy (Table, Green hoặc Blue). Hàm AND sẽ trả về TRUE nếu Product = "Table" và Color = "Green" hoặc "Blue". Nếu TRUE, hàm IF giảm 50%, ngược lại nếu FALSE, hàm IF giảm 10%.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Hàm IF lồng nhau (Hàm If có nhiều điều kiện)

Hàm IF trong Excel có thể được lồng vào nhau khi bạn cần đáp ứng nhiều điều kiện. Giá trị FALSE được thay thế bằng một hàm IF khác để thực hiện kiểm tra thêm.

1. Ví dụ, hãy xem công thức IF lồng nhau trong ô C2 bên dưới.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: Nếu điểm bằng 1, công thức IF lồng nhau trả về "Bad", nếu điểm bằng 2 trả về Tốt, nếu điểm bằng 3 trả về "Excellent", nếu không thì trả về "Not valid". Nếu bạn có Excel 2016 trở lên, bạn chỉ cần sử dụng hàm IFS là được.

2. Ví dụ, hãy xem công thức IF lồng nhau trong ô C2 bên dưới.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: Nếu điểm nhỏ hơn 60, công thức IF lồng nhau trả về F, nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 60 và nhỏ hơn 70, công thức trả về D, nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 70 và nhỏ hơn 80, công thức trả về C, nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 80 và nhỏ hơn 90, công thức trả về B, nếu không trả về A.

Một số thông tin thêm về hàm IF

Hàm IF là một hàm tuyệt vời được nhiều người sử dụng trong Excel. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét thêm một vài ví dụ thú vị.

1. Ví dụ: sử dụng IF và AND để kiểm tra xem một giá trị có nằm giữa hai số hay không.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: Hàm AND trả về TRUE nếu người đó lớn hơn 12 tuổi và nhỏ hơn 20, nếu không thì trả về FALSE. Nếu TRUE, hàm IF sẽ trả về "Yes", ngược lại nếu FALSE, hàm IF sẽ trả về "No".

2. Bạn có thể kết hợp hàm IF với hàm AVERAGE, SUM và các hàm Excel khác. 

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Giải thích: Hàm AND trả về TRUE nếu giá trị đầu lớn hơn 100 và giá trị trung bình trong vùng Data1 lớn hơn 100, nếu không thì trả về FALSE. Nếu TRUE, hàm IF sẽ trả về tổng của Data2, ngược lại nếu FALSE, hàm IF trả về 0.

Bạn có cảm thấy bối rối khó hiểu không? Nhưng đừng lo nhé vì bạn luôn có thể sử dụng công cụ Evaluate Formula để xem công thức IF của mình. Công cụ Excel này sẽ giúp bạn hiểu một công thức.

3. Ví dụ: chọn ô G3 ở trên.

4. Click vào tab Formulas > Formula Auditing > Evaluate Formula

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

5. Click vào Evaluate nhiều lần.

Hướng dẫn cách dùng hàm IF trong Excel qua ví dụ

Lưu ý: Bạn hãy tự mình trải nghiệm bằng cách tải xuống một tệp Excel nào đó và chọn một trong các công thức IF được giải thích phía trên để thực hiện. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xem tất cả các loại công thức.

Trên đây là một số ví dụ đơn giản để bạn có thể hiểu rõ hơn về hàm IF trong Excel. Nếu bạn có thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại comment cho chúng mình nhé. Gitiho sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé. 

Ngoài ra, để có thể ứng dụng tốt Excel vào trong công việc, chúng ta không chỉ nắm vững được các hàm mà còn phải sử dụng tốt cả các công cụ của Excel. Những hàm nâng cao giúp áp dụng tốt vào công việc như SUMIFS, COUNTIFS, SUMPRODUCT, …

Khóa học liên quan

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông