Hàm IF là một hàm thông dụng nhất trong Excel. Tuy nhiên khi sử dụng hàm IF chúng ta hay phải xét những logic phức tạp, nhiều điều kiện trong cùng một công thức. Trong bài viết dưới đây, Gitiho sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện trong Excel và đưa ra các ví dụ về những hàm IF lồng nhau hay được dùng trong công việc.
Nội dung chính
Hàm IF trong Excel có cú pháp như dưới đây:
=IF( mệnh đề Logic, Giá trị nếu đúng, Giá trị nếu sai )
Trong đó:
Trong thực tế bạn sẽ gặp phải tình huống xét đồng thời nhiều biểu thức logic trong cùng 1 công thức, ví dụ như ở bài tập sau:
Ở câu 2: tính kết quả cột Khuyến mại biết:
Bạn có thể sử dụng hàm IF để biện luận logic này như sau:
hàm IF thứ 1 =IF(C2<=100, 0%, xét trường hợp lớn hơn 100)
Tương tự như vậy chúng ta có ở mốc số lượng nhỏ hơn hoặc bằng 230 như sau:
hàm IF thứ 2 =IF(C2<=230, 2%, xét trường hợp lớn hơn 230)
Trong trường hợp nhỏ hơn hoặc bằng 300, chúng ta có:
hàm IF thứ 3 =IF(C2<=300, 3%, xét trường hợp lớn hơn 300)
Và trường hợp lớn hơn 300 thì nhận giá trị khuyến mại là 4%
Tới đây bạn có thể lồng ghép các hàm IF vào nhau theo cách:
kết quả:
=IF(C2<=100, 0%, IF(C2<=230, 2%, IF(C2<=300, 3%, 4%)))
Ở đây chúng ta sử dụng 3 hàm IF nên sẽ cần sử dụng 3 dấu đóng ngoặc
Kết quả là:
Như vậy trong kỹ thuật lồng nhiều hàm IF vào cùng một công thức, chúng ta thường đặt các hàm IF sau vào vị trí Giá trị nếu sai của hàm IF trước đó.
Lưu ý khi dùng hàm IF lồng ghép
Trong cách viết hàm IF lồng nhau ở trên, có thể bạn sẽ thắc mắc:
Tại sao trong hàm IF thứ hai lại chỉ xét C2<=230 mà không xét cả trường hợp C2>100?
Đúng là phải viết là:
Khi lồng ghép vào thì:
=IF(C2<=100, 0%, IF(AND(C2>100, C2<=230), 2%, IF(AND(C2>230, C2<=300), 3%, 4%)))
Vậy tại sao cách viết ở trên vẫn đúng:
=IF(C2<=100, 0%, IF(C2<=230, 2%, IF(C2<=300, 3%, 4%)))
Cách hiểu như sau:
Chú ý: Cách viết trên chỉ đúng khi xét trong những khoảng cách liên tục, tức là
Nếu như các mốc không liên tục mà có khoảng cách thì không dùng cách viết tắt dạng:
=IF(C2<=100, 0%, IF(C2<=230, 2%, IF(C2<=300, 3%, 4%)))
mà phải dùng cách viết đầy đủ:
=IF(C2<=100, 0%, IF(AND(C2>100, C2<=230), 2%, IF(AND(C2>230, C2<=300), 3%, 4%)))
Xem thêm:
Cách tính hoa hồng bán hàng bằng hàm IF lồng nhau trên Excel
Hướng dẫn cách lồng ghép hàm, viết hàm lồng nhau trong Excel
Nếu có quá nhiều điều kiện lồng ghép, tức là thay vì bạn phải dùng nhiều hàm IF lồng ghép, bạn có thể sử dụng một số hàm khác như sau:
Những kiến thức bạn đang xem thuộc khóa học EXG01 - Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ. Khóa học này cung cấp cho bạn kiến thức một cách đầy đủ và có hệ thống về các hàm, các công cụ trong excel, ứng dụng excel trong công việc…
Bạn có thể tải file bài tập về hàm IF lồng ghép tại mục Tải tài liệu kèm theo trong bài viết này.
Tài liệu kèm theo bài viết
Khóa học liên quan