Nhiều bạn bối rối khi tìm cách phân biệt 2 hàm dò tìm là hàm VLOOKUP và hàm HLOOKUP trong Excel? Xem hướng dẫn của Gitiho là sẽ phân biệt được chúng một cách dễ dàng các bạn nhé.
Bạn rất hay nghe nhắc đến hai hàm tính VLOOKUP và HLOOKUP? Nhưng làm sao để phân biệt được hai hàm này đây? Chứng giống nhau và khác nhau chỗ nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn. Hãy theo dõi bên dưới nhé.
Lookup dịch ra tiếng Việt nghĩa là tìm kiếm. Hàm Lookup trong trường hợp này có thể hiểu đơn giản sẽ giúp bạn tìm kiếm giá trị, sau đó quy đổi trả về một giá trị khác mà bạn thiết lập.
Vậy hàm HLOOKUP có nghĩa là gì? “H” là tên viết tắt của từ “Horizontal” ( Nghĩa là theo hàng ngang). Từ đây có thể suy ra, hàm Hlookup dùng khi bảng tham chiếu cho dưới dạng bảng ngang.
Công thức: =HLOOKUP(Giá trị, Bảng tham chiếu, Số thứ cột cho kết quả, cách dò tìm).
Còn hàm VLOOKUP có nghĩa là gì? Tương tự như hàm Hlookup, “V” là tên viết tắt của từ “Vertical” ( nghĩa là theo hàng dọc). Từ đây có thể suy ra, hàm Vlookup dùng khi bảng tham chiếu cho dưới dạng bảng dọc.
Công thức: =VLOOKUP(Giá trị, Bảng tham chiếu, Số thứ cột cho kết quả, cách dò tìm).
Nếu chưa thực sự hiểu cách phân biệt hai hàm trên thông qua định nghĩa, bạn hãy xem qua hai ví dụ dưới đây nhé.
Dựa vào MÃ HÀNG và dò tìm trong BẢNG THAM CHIẾU, điền TÊN HÀNG tương ứng.
Điền cột TÊN HÀNG
– Ở đây, ta thấy BẢNG THAM CHIẾU ở dạng cột (bảng phân theo các cột gồm cột MÃ HÀNG, cột TÊN HÀNG, cột ĐƠN GIÁ) nên ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP.
– Giá trị (từ ô B5:B10) dùng để dò tìm đối với cột đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU giống nhau nên giữ nguyên.
– Quy ước: Cột TÊN HÀNG là cột 2 trong BẢNG THAM CHIẾU, tương tự cột tiếp theo ĐƠN GIÁ là cột 3.
– Cột đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU tăng dần (A, B, C).
– BẢNG THAM CHIẾU B14:D16 là giá trị cố định, không xê dịch nên sau khi nhập xong giá trị này, ta nhấn thêm nút F4 hoặc Fn + F4 để khóa giá trị này lại, khi copy công thức xuống các ô bên dưới sẽ không bị sai lệch.
Công thức TÊN HÀNG (C5) = VLOOKUP(B5,$B$14:$D$16,2,1)
Dựa vào MÃ HÀNG và BẢNG THAM CHIẾU 1, điền TÊN HÀNG.
Điền cột TÊN HÀNG
– Ở đây, ta thấy BẢNG THAM CHIẾU 1 ở dạng hàng ngang (bảng phân theo các hàng gồm hàng MÃ HÀNG, hàng TÊN HÀNG, hàng ĐƠN GIÁ) nên ta sẽ sử dụng hàm HLOOKUP.
– Giá trị (từ B2:B10) không khớp với hàng đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU 1. Dùng hàm cắt chuỗi sao cho được “A”, “B”, “C”. => Sử dụng LEFT(B5,1) trong trường hợp này.
– Quy ước: Hàng TÊN HÀNG là hàng 2 trong BẢNG THAM CHIẾU, tương tự hàng tiếp theo ĐƠN GIÁ là hàng 3.
– Hàng đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU tăng dần (A, B, C).
– BẢNG THAM CHIẾU D13:F15 là giá trị cố định, không xê dịch nên sau khi nhập xong giá trị này, ta nhấn thêm nút F4 hoặc Fn + F4 để khóa giá trị này lại, khi copy công thức xuống các ô bên dưới sẽ không bị sai lệch.
TÊN HÀNG (C5) = HLOOKUP(LEFT(B5,1),$D$13:$F$15,2,1)
Qua 2 ví dụ trên đây, hy vọng bạn đã có thể nhận biết khi nào thì sử dụng hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP trong excel. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các khóa học online của Gitiho để thành thạo hơn về tin học văn phòng nhé.