Hướng dẫn Excel cơ bản cách dùng Hàm IF - phần 1

Tommy Dũng Lê23/05/2020

Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm IF trong Excel. Vậy khi nào bạn chỉ nên sử dụng hàm IF đơn lẻ và khi nào bạn cần phải sử dụng hàm IF nhiều hơn một lần (hàm IF lồng ghép nhau). Và khi nào bạn cần sử dụng kết hợp với những hàm Excel khác như hàm AND hàm OR ?

Bất cứ khi nào bạn cần một hàm tính dựa vào điều kiện nào đó, chẳng hạn như khi bạn cần đánh dấu hay riêng biệt một dữ kiện nào đó nếu giá trị của nó cao hơn 200, hàm IF nên được dùng trong trường hợp này.

Hướng dẫn Excel cơ bản cách dùng Hàm IF - phần 1

Và để biết khi nào bạn cần một hàm IF gộp, nói đơn giản bạn cầm một hàm IF khác bên trong một hàm IF, là khi bạn sử dụng từ “nhưng” trong câu của bạn. Trong trường hợp này, chúng ta phải đánh dấu những dữ kiện có giá trị cao hơn 200, nhưng nếu có giá trị của dữ kiện nào dưới 50 thì cần phải theo dõi chúng.

Hướng dẫn Excel cơ bản cách dùng Hàm IF - phần 1

Và để hiểu thêm chúng ta hãy xem thêm một vài ví dụ khác:

Hướng dẫn Excel cơ bản cách dùng Hàm IF - phần 1

Ở trong ví dụ này, đối tượng cần theo dõi là một vài ứng dụng, và doanh thu của những dữ liệu đó. Và đề bài là hãy phân loại theo từng yêu cầu như trển:

Để làm yêu cầu thứ nhất: Đánh dấu là “Good” nếu như doanh thu trên 15000

Cách làm: Chúng ta sẽ dùng hàm IF với công thức

Cú pháp của hàm IF là

= IF(logical test, [value_if_true], [value_if_fales]

Khi điền đầy đủ các nội dung trong hàm, chúng ta có

= IF(B5>$C$2,$C$3,””)

Sau đó kết thúc công thức bằng cách nhấn phím Enter

Và kéo xuống (Fill Down) để hoàn thiệt công thức trong cột C.

Xem thêm: Kỹ thuật kéo công thức trong Excel

Đê làm yêu cầu thứ hai: Đánh dấu là “Good” nếu như doanh thu trên 15000 và dưới 20000

Với những trường hợp như này, chúng ta muốn sử dụng cả hàm AND hàm IF. Hàm AND giúp chúng ta dùng phép thử cho nhiều hơn một thứ.

Cách làm: Chúng ta sẽ dùng hàm AND bên trong hàm IF với công thức:

Cú pháp của hàm IF là

= IF(AND(logical1, [logical2]),… [value_if_true], [value_if_false])

Khi điền đầy đủ các nội dung trong hàm, chúng ta có

= IF(AND(B5>$D$2,B5<$D$3),”Good”,””)

Sau đó kết thúc công thức bằng cách nhấn phím Enter

Và kéo xuống để hoàn thiệt cột D

Để làm yêu cầu thứ ba: Đánh dấu là “Good” nếu như doanh thu từ 15000 đến 20000, và là “Exceptional” nếu doanh thu trên 20000, những app còn lại sẽ được nhập giá trị.

Với trường hợp này, do yêu cầu của chúng ta có tới 2 phần nên chúng ta sẽ sử dụng thêm một hàm IF nữa.

Cách làm: Sử dụng công thức như yêu cầu thứ 2 nhưng thay vì để trống [value if false], chúng ta sẽ cần thêm một hàm IF để hoàn thiện phần thứ 2 của yêu cầu này. Với công thức như sau:

Cú pháp của hàm IF là

= IF(AND(logical1, [logical2]),… [value_if_true], [value_if_false])

Khi điền đầy đủ các nội dung trong hàm, chúng ta có

= IF(AND(B5>$E$2,B5<$E$3),”Good”,IF(B5>=$E3$3,”Exceptional”,B5))

Sau đó kết thúc công thức bằng cách nhấn phím Enter

Và kéo xuống để hoàn thiệt cột E.

Tất nhiên đây sẽ không phải là giới hạn của hàm IF, bạn có thể gộp nhiều hàm IF bên trong hơn nữa trong công thức khi [value_if_false]. Với càng nhiều hàm IF, thì công thức của bạn sẽ ngày càng khó theo dõi hơn dẫn đến sai sót trong kết quả. Một điều cần chú ý là Excel sẽ đưa ra kết quả ngay khi [value_if_true], như trong trường hợp này nếu giá trị là đúng, Excel trả kết quả là “Good” và sẽ không đánh giá những phần sau của công thức nữa. Vì vậy bạn cần phải cẩn thận khi gộp nhiều hàm IF hay khi viết những công thức phức tạp hơn.

Dưới đây là đáp án cho 3 yêu cầu như trên. Bạn có thể kiểm tra kết quả cho các bước của mình.

Hướng dẫn Excel cơ bản cách dùng Hàm IF - phần 1

Tham khảo: cách dùng hàm IF kết hợp hàm AND, OR

Như vậy trong bài viết này, bạn đã được học thêm về hàm IF, Hàm AND hàm IF gộp. Cùng với các ví dụ ở trên, bạn đã nắm bắt được cách sử dụng hàm IF chưa nhỉ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập ngay Gitiho.com để tìm hiểu thêm các khóa học hấp dẫn về tin học văn phòng: Word, Excel, Power Point. Có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn.

Đánh giá bài viết này

Khóa học liên quan

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông