Hướng dẫn quy trình xây dựng truyền thông Marketing tích hợp

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Truyền thông Marketing tích hợp là hoạt động Marketing phổ biến trong doanh nghiệp. Bởi khi phối hợp nhiều hoạt động Marketing sẽ đem lại hiệu quả tối đa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thiết lập quy trình xây dựng truyền thông Marketing tích hợp. Trong bài viết này Gitiho sẽ chia sẻ quy trình làm truyền thông Marketing tích hợp. Hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới

Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

Theo Armstrong & Kotler 2005: “IMC - Integrated Marketing Communication hay Truyền thông Marketing Tích hợp là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải các thông điệp rõ ràng, nhất quán, xuyên suốt và có tính thuyết phục đến khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó”.

Khóa học Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu

marketing-tich-hop

Quy trình làm truyền thông Marketing tích hợp

Bước 1: Xác định khán giả mục tiêu

Xác định khán giả mục tiêu là xác định xem khách hàng thuộc đối tượng nào: khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, người mua, hay người dùng? Đặc điểm nhân khẩu của họ thế nào, hành vi người dùng ra sao?

=> Việc xác định rõ khán giả mục tiêu giúp chúng ta hình dung rõ mình cần truyền thông điều gì, truyền thông bằng cách nào, vào lúc nào, ở đâu. 

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Mục đích cuối cùng của truyền thông là bán được hàng, nhưng trước đó cần nhiều bước như: nhận thức, hứng thú, đánh giá/cân nhắc, dùng thử, đón nhận. Nếu chưa đạt được những bước này sẽ khó đi đến bước mua hàng.

marketing-tich-hop

Trong một chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp cụ thể, chúng ta cần xác định mục đích của chiến dịch đó, những mục đích có thể là:

  • Nâng cao nhận thức cho khách hàng.
  • Lôi kéo sự hứng thú của khách hàng.
  • Cung cấp thêm thông tin để khách hàng có cơ sở đánh giá và cân nhắc.
  • Kích thích khách hàng dùng thử bằng cách tặng sản phẩm hay ưu đãi
  • Hoặc có thể áp dụng tất cả mục tiêu trên.

Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Phân tích chi tiết các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng

Bước 3: Thiết kế thông điệp

Sau khi xác định mục tiêu truyền thông, chúng ta sẽ đi thiết kế thông điệp, khi thiết kế thông điệp:

  • Đòi hỏi phải thu hút sự chú ý, tạo hứng thú, mong muốn, và kích thích hành động (AIDA - Attention, Interest, Desire, Action).
  • Nội dung thông điệp nên đi theo 3 hướng: 
    • Thực tế (rational): kiểu nội dung nói trực tiếp vào lợi ích dành cho khách hàng. Loại nội dung này thường thấy trong các sản phẩm công nghệ.
    • Cảm xúc (emotional): đây là kiểu thông điệp không nói trực tiếp vào sản phẩm, dịch vụ, mà chạm vào cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của người xem. Từ đó hình thành động lực mua hàng.
    • Đạo đức (moral): đây là kiểu thông điệp chỉ ra lẽ phải, kiến thức khoa học, cảnh báo người xem về các vấn đề tự nhiên, xã hội.
marketing-tich-hop
  • Về cấu trúc thông điệp, có thể đi theo 6 dạng cấu trúc: Kết đóng với kết mở (đưa luôn ra kết luận thông điệp hoặc để người xem phải suy nghĩ), diễn giải với quy nạp (đưa thông điệp mạnh nhất lên trước hay để cuối cùng), một chiều với hai chiều (đưa ra toàn điểm mạnh hay đưa cả điểm mạnh và điểm yếu).
  • Hình thức thông điệp: thể hiện thông điệp trên những ấn phẩm nào. Có thể thể hiện thông qua in, video, bao bì, landing page, store, cover,…

Xem thêm: Mô hình phễu chuyển đổi AIDA trong Digital Marketing

Bước 4: Chọn kênh truyền thông

Dựa vào khán giả, mục tiêu truyền thông, và thiết kế thông điệp để chọn kênh phù hợp. Các kênh truyền thông bao gồm:

  • Nhân viên bán hàng: trực tiếp, chat, điện thoại với khách hàng.
  • Opinion leader: những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng.
  • Ấn phẩm -  print media: báo, tạp chí, catalogue,…
  • Broadcast media: tivi, radio,…
  • Billboard: quảng cáo ngoài trời.
  • Website, landing page, mạng xã hội.
  • Affiliate: đối tác phân phối trực tuyến.
marketing-tich-hop

Chúng ta cần phân tích xem khán giả thường xuyên xuất hiện ở đâu, từ đó lựa chọn kênh phù hợp để dễ dàng tiếp cận. 

Xem thêm: Nghiên cứu Marketing là gì? Các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu Marketing

Bước 5: Chọn nguồn phát ngôn

Việc chọn nguồn phát ngôn, đặc biệt là các kênh truyền thông từ con người, cần chú ý:

  • Chọn đúng người liên quan đến sản phẩm.
  • Người được chọn phải là người được cộng đồng tin cậy.
  • Nếu lựa chọn người nổi tiếng thì cần đề phòng những bê bối của họ.

Bước 6: Ghi nhận phản hồi

Mục đích của việc ghi nhận phản hồi đó là xác định hiệu quả truyền thông. Để ghi nhận cần khảo sát khách hàng xem họ có nhớ thông điệp không, họ đã xem bao nhiêu lần, họ nhớ ở điểm nào, họ cảm thấy thế nào, có muốn mua hơn sau khi xem/nghe hay không,…

Có thể lập khảo sát bằng những bảng câu hỏi trực tuyến, đưa ra những phần quà dành cho khách hàng hoàn thành bảng câu hỏi đó.

Kết luận

Trên đây là chi tiết quy trình xây dựng truyền thông Marketing tích hợp. Hi vọng những chia sẽ của chúng mình có thể giúp bạn tự tin hơn trong việc xây dựng truyền thông Marketing tích hợp. 

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tập tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông