Có thể các bạn đã từng nghe đến khái niệm mô hình AIDA khi làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing. Để hiểu rõ hơn về AIDA thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu
Khi làm Digital Marketing, các bạn sẽ nghe rất nhiều đến cụm từ chuyển đổi. Để hiểu về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phễu chuyển đồi hay còn gọi là Marketing Funnel qua mô hình AIDA.
Phễu chuyển đổi là một phễu hình tam giác ngược, biểu thị hành trình tuyến tính của một khách hàng từ khi họ biết đến một sản phẩm, dịch vụ cho đến khi họ bỏ tiền mua một sản phẩm, dịch vụ đó. Ở trên cùng của phễu cùng là vùng rộng nhất là nơi khách hàng bắt đầu hành trình của mình. Ở dưới cùng của phễu cũng là vùng hẹp nhất là nơi khách hàng kết thúc hành trình mua hàng. Do đó mục tiêu của bất cứ người làm marketing nào đó là đưa khách hàng tiềm năng đi từ đầu phễu đến được cuối phễu. Hay nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn là chuyển đổi thành công từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.
Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng tiềm năng ở đầu phễu đều sẽ đi được đến cuối phễu. Do đó chúng ta phải chấp nhận rằng không phải 100% người biết đến sản phẩm, dịch vụ sẽ bỏ tiền mua. Tuy nhiên, các bạn có thể làm các hoạt động để tối ưu hóa khả năng chuyển đổi.
Xem thêm: Landing page là gì? Hướng dẫn thiết kế landing page cho người không chuyên
AIDA là một mô hình bao gồm Awareness, Interest, Desire, Action được biểu thị dưới dạng phễu như sau:
Trong một số phễu ở dạng mở rộng hơn thì các bạn có thể thấy được thêm 2 giai đoạn nữa là: Loyalty và Advocacy.
Trong đó Loyalty là giai đoạn mà người mua hàng đã cảm thấy thích thương hiệu của bạn nên trở thành khách hàng trung thành mặc dù họ có thể mua sản phẩm, dịch vụ đó từ bên khác. Giai đoạn Advocacy là khi khách hàng của bạn còn giới thiệu đến những người xung quanh họ.
Hành trình khách hàng hay thời gian để khách hàng đi từ đầu phễu đến cuối phễu là không giống nhau ở từng nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ: Hành trình khách hàng kéo dài hơn đối với những sản phẩm giá trị cao, sử dụng dài lâu như bất động sản, ô tô hay dịch vụ tài chính. Nhưng hành trình khách hàng lại diễn ra rất nhanh với sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như muối, bột giặt hay mì gói.
Việc hiểu rõ phễu chuyển đổi là rất quan trọng với marketers. Bởi vì chỉ khi bạn biết rằng khách hàng đang ở giai đoạn nào thì bạn mới đưa ra được cách hoạt động phù hợp để kích thích họ đi tiếp trong hành trình mua hàng cho đến cuối phễu. Từ đó bạn có thể tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi. Chi tiết về các hoạt động trong từng giai đoạn của phễu thì chúng mình sẽ chia sẻ chi tiết ngay dưới đây nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân phối nội dung hiệu quả trên website
Giai đoạn | Hình thức nội dung phổ biến | Số liệu đánh giá hiệu quả | |
Đầu phễu (Top of Funnel) | Awareness | Bài blog, nội dung trên website, workshop trực tuyến, bài viết hướng dẫn, bài đăng trên mạng xã hội, email,… | Số lượt truy cập, số lượt tiếp cận trên mạng xã hội, số người đăng ký nhận email,… |
Giữa phễu (Middle of Funnel) | Interest Desire | E-book, SMS, email, các công cụ miễn phí,… | Tỷ lệ xem email, tỷ lệ chuyển đổi landingpage, CPL (cost per lead), chất lượng lead,… |
Cuối phễu (Bottom of Funnel) | Action Loyalty Advocacy | Feedback của khách hàng, các case study cụ thể, so sánh sản phẩm, sản phẩm dùng thử, tư vấn,… | Khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu,… |
Xem thêm: Tìm hiểu hành trình vào Inbox của một email và các khái niệm liên quan
Qua bài viết này, các bạn đã nắm được về phễu chuyển đổi theo mô hình AIDA để ứng dụng trong hoạt động Digital Marketing. Nếu các bạn muốn được đào tạo kiến thức về Digital Marketing bài bản thì hãy đăng ký chương trình học Digital Marketing tích hợp đa kênh cho người mới bắt đầu tại Gitiho nhé. Giảng viên sẽ hỗ trợ các bạn xuyên suốt quá trình học, đảm bảo mọi thắc mắc đều được giải đáp nhanh chóng trong vòng 8h làm việc. Chúc các bạn thành công!