Nghiên cứu Marketing là gì? Các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu Marketing

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Để lập một chiến lược Marketing hiệu quả chúng ta cần hiểu thị trường và hiểu khách hàng. Ngoài các bước nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng thì bước nghiên cứu Marketing cũng cực kỳ quan trọng. Vậy thì nghiên cứu Marketing là gì? và làm thế nào để nghiên cứu Marketing hiệu quả? Hãy cùng chúng mình khám phá những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.

Nghiên cứu Marketing là gì?

Nghiên cứu Marketing tập hợp những hoạt động tìm kiếm, phân tích, giải thích những thông tin cụ thể xoay quanh khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng. Việc hiểu biết những thông tin về khách hàng sẽ phục vụ cho những quyết định Marketing cụ thể.

nghien-cuu-marketing

Mục đích quan trọng nhất của nghiên cứu Marketing là để chúng ta hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra quyết định Marketing chính xác. Trong trường hợp đã tiến hành nghiên cứu Marketing nhưng bạn vẫn chưa hiểu khách hàng của bạn là ai, là đối tượng như thế nào, thì chắc chắn bước nghiên cứu Marketing của bạn đã thất bại.

Khóa học Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu

2 bước nghiên cứu Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin 

Nếu chưa hiểu khách hàng, bạn cần xác định được chưa hiểu chỗ nào, cần những thông tin gì để hiểu, cần hỏi ai, cần hỏi những câu gì để hiểu, nên tìm thông tin ở đâu….

Có câu nói rằng “Đặt được câu hỏi đúng tức là ta đã có 50% câu trả lời”. Vì vậy cách đặt câu hỏi để khai thác thông tin, xác định nhu cầu là rất quan trọng. Để xác định nhu cầu thông tin chúng ta có 3 phương pháp như  sau:

Phỏng vấn quản lý/chủ doanh nghiệp

Một trong những cách xác định thông tin dễ nhất đó là đặt câu hỏi trực tiếp với quản lý/chủ doanh nghiệp. Xem họ đang cần biết điều gì từ thị trường, từ khách hàng, hay họ đang băn khoăn trăn trở điều gì, còn thiếu thông tin gì để ra quyết định. 

nghien-cuu-marketing

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm đó là một số quản lý/chủ doanh nghiệp cũng không chắc họ muốn biết điều gì, hoặc họ đưa ra rất nhiều mong muốn mà không biết rằng có những thông tin rất khó mà lấy được, hoặc vô cùng đắt mà không cần thiết. Vì vậy khi dùng cách này bạn cần phải bản lĩnh để chậm lại, kiểm chứng mọi thứ rồi hỏi thêm nhiều người khác, đừng “lao đầu” làm theo 100% lời cấp trên.

Tự xác định dựa trên mô hình và kinh nghiệm

Đây là cách chúng ta dựa vào mô hình kinh doanh và kinh nghiệm các nhân để xác định thông tin. 

nghien-cuu-marketing

Ví dụ như môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, sơ đồ sản phẩm thị trường,… những yếu tố này cũng được xem như là mô hình để chúng ta dựa vào và xác định thông tin.

Nếu làm lâu năm trong nghề này, bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm mà bạn đã đúc kết được rằng: trong tình huống này ta cần thông tin gì? không cần thông tin gì? 

Cân nhắc chi phí và lợi ích mà thông tin mang lại

Lưu ý: Cần làm rõ những thông tin thật sự cần với những thông tin có được trong khả năng.

Vì kiểu gì cũng sẽ có những thông tin chúng ta cần nhưng lại không thể có được. Ví dụ như thông tin tháng tới đối thủ của bạn sẽ tung ra chương trình khuyến mãi bao nhiêu phần trăm. Rõ ràng thông tin này chúng ta rất cần nhưng không thể nào lấy được.

Thị trường mục tiêu là gì? 5 bước xác định thị trường mục tiêu cực đơn giản

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định rõ ràng xem mình cần hiểu cái gì, tìm cái gì, chúng ta sẽ thu thập dữ liệu để giải quyết nhu cầu thông tin đó.

Có 2 kiểu dữ liệu cần thu thập đó là: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu tự chúng ta thu thập dựa trên mục đích của chính mình 

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu đã được tổng hợp từ người khác vì mục đích khác, nhưng đâu đó vẫn có liên quan đến vấn đề của ta và mang lại lợi ích cho chúng ta. Trong dữ liệu thứ cấp chúng ta có thể chia ra thành 2 loại:

- Dữ liệu nội bộ: dữ liệu do các bộ phận khác thu thập về, cũng có thể do những đồng nghiệp đã làm trước đó để lại. Dữ liệu nội bộ bao gồm:

  • Dữ liệu kinh doanh: doanh thu, lượt khách, số đơn hàng, giá trị giỏ hàng, trung bình hóa đơn, khách hàng quay lại,… Những số liệu này có thể xin từ bộ phận kinh doanh, tài chính.
  • Dữ liệu vận hành: hàng bán, hàng tồn, lịch hàng về, lịch sản xuất,… Những dữ liệu này có thể xin từ bộ phận kho, nhà máy. Những thông tin này vô cùng quan trọng hỗ trợ cho việc chạy chương trình khuyến mại để kéo sự thu hút của khách hàng hoặc để đẩy hàng tồn đi.
nghien-cuu-marketing
  • Số liệu Marketing: lịch chương trình khuyến mại, chi phí Marketing, kết quả Marketing,… Những dữ liệu này được lưu trữ sẵn trong bộ phần Marketing.
  • Dữ liệu khách hàng: hồ sơ, phản hồi của khách hàng,… Những dữ liệu này có thể xin từ bộ phận chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin.

=> Việc lấy dữ liệu từ nội bộ có ưu điểm đó là rất nhanh, dễ dàng lấy được và không mất tiền mua. Tuy vậy, việc lấy dữ liệu từ nội bộ cũng có nhược điểm đó là chưa đủ để phục vụ mục đích, lỗi thời, đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ để thu thập và duy trì.

- Dữ liệu bên ngoài: Với dữ liệu thứ cấp đến từ bên ngoài doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện thu thập bằng các phương pháp sau:

  • Sắp xếp nguồn lực chủ động để theo dõi trên internet và các phương tiện truyền thông về: thị trường, đối thủ, các bình luận của khách hàng, các khảo sát nghiên cứu chuyên môn từ các bên thứ 3. 
  • Tham dự sự kiện, hội thảo, triển lãm,… có liên quan.
nghien-cuu-marketing

=> Việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài có ưu điểm đó là phạm vi rộng hơn và chủ động hơn dữ liệu nội bộ nên sẽ cung cấp nhiều thông tin và góc nhìn khách quan hơn, đặc biệt là về thị trường và ngành.

Tuy vậy việc này cũng có nhược điểm đó là nhiều thông tin gây nhiễu, ít giá trị, gây tốn nguồn lực tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc dữ liệu và phải theo dõi thường xuyên để kịp thời cập nhật. Báo cáo chuyên sâu có thể đắt tiền mà vẫn không giải quyết triệt để nhu cầu thông tin của doanh nghiệp.

Marketing tool là gì? 6 loại Marketing tool mà mọi Marketer nhất định phải biết

Kết luận 

Trên đây là các phương pháp nghiên cứu Marketing mà có lẽ bạn sẽ cần để tiến hành nghiên cứu Marketing, từ đó đưa ra quyết định chính xác. 

 

 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông