Hướng dẫn tra cứu văn bản pháp luật dành cho người mới bắt đầu trong nghề nhân sự

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

 

Nếu bạn là người mới bước chân vào nghề hành chính nhân sự chắc hẳn bạn sẽ bàng hoàng khi tiếp cận với hệ thống văn bản pháp luật, bạn lo lắng không biết làm thế nào để tra cứu văn bản pháp luật chính xác nhất. Bạn đừng lo vì bài viết này của Gitiho sẽ hướng dẫn bạn tra cứu văn bản pháp luật chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khóa học: Nghiệp vụ nhân sự tổng hợp - trở thành chuyên gia nhân sự sau 15h

Tại sao nhân sự cần nắm chắc Luật?

  • Để tư vấn: Nhân sự cần nắm chắc luật để tư vấn cho ban lãnh đạo về hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với doanh nghiệp, và linh hoạt với pháp luật lao động.
  • Đảm bảo hoạt động: Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
  • Ngăn ngừa rủi ro.
  • Giúp người lao động yên tâm.
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp với đối tác

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

Các bạn có thể thấy trong hình dưới đây, tên cơ quan ban hành văn bản sẽ tương ứng với tên văn bản nào đó, cụ thể:

  •  Quốc Hội ban hành Hiến Pháp, Luật, Nghị Quyết 
  • Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hàng Pháp lệnh, Nghị quyết 
  • Chủ tịch nước ban hành Lệnh, quyết định
  • Chính phủ ban hành Nghị Định
  • Những văn bản thuộc về bộ và cơ quan ngang bộ là Thông Tư, dưới đó là những Quyết Định, những văn bản hướng dẫn. 
van-ban-phap-luat

Trong văn bản của nhà nước trừ Luật ra còn lại là Nghị Quyết, Nghị Định, Thông Tư, đều là văn bản dưới Luật. Thứ tự các văn bản Luật và hiệu lực cao thấp như sau:

  • Hệ thống văn bản luật do Quốc Hội ban hành.
  • Nghị định là hình thức do Chính Phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có Luật hay Pháp Luật nào điều chỉnh. 
  • Thông Tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản mà nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lý của một ngành nhất định. Có thể hiểu Thông Tư dùng để hướng dẫn Nghị Định do các Bộ, Bộ trưởng ban hành. 1 Nghị Định có thể có rất nhiều Thông Tư hướng dẫn.

Xem thêm: Những điểm mới tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

Hướng dẫn cách tra cứu văn bản pháp luật

Bước 1: Đi tìm quy định gốc của Luật, mọi thứ xuất phát từ Luật

Ví dụ: Bạn muốn tra cứu về hợp đồng lao động, bạn hãy làm như sau:

Bạn đi tìm quy định gốc bằng cụm từ “Quy định của luật về hợp đồng lao động”

van-ban-phap-luat

Bước 2: Tìm mở rộng ở Nghị định

Tại bước này bạn có thể gõ google tra cứu ở Nghị định với cụm từ “Nghị định về hợp đồng lao động” hoặc “Nghị định hướng dẫn về Hợp đồng lao động”.

van-ban-phap-luat

Bước 3: Tìm mở rộng ở Thông tư

Tiếp theo chúng ta sẽ tra cứu đến các thông tư với cụm từ “Thông tư hướng dẫn về hợp đồng lao động” hoặc các bạn có thể tra cứu luật theo lĩnh vực, tùy vào công ty bạn hoạt động ở lĩnh vực nào bạn sẽ tra cứu tham chiếu ở lĩnh vực đó. 

van-ban-phap-luat

Bước 4: Tham chiếu văn bản khác

Sau khi các bạn tra cứu google sẽ cho ra một loạt kết quả, lúc này bạn cần xét đến cơ sở căn cứ sau khi tra cứu bao gồm các yếu tố sau:

  • Tính hợp lý: lời phân tích trong phần phân tích luật đó.
  • Tính đúng đắng.
  • Có cơ sở hệ thống, trình tự Trích dẫn Luật - NĐ - TT (câu trả lời trong bài phân tích phải được trích dẫn theo Luật - NĐ - TT).
  • Tính logic trong dẫn chiếu hoặc cụ thể dẫn chiếu sang điều khoản khác.
  • Tính xác thực: Nguyên gốc văn bản
van-ban-phap-luat

Bước 5: Tra cứu đúng nguồn tin cậy

Bạn có thể vào các trang web của Chính Phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ để tra cứu các văn bản. 

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Kết luận

Trên đây là cách tra cứu văn bản pháp luật chi tiết nhất dành cho người mới bắt đầu bước chân vào nghề hành chính nhân sự. Có thể thấy pháp luật lao động là một lĩnh vực cực kỳ khó hiểu và khó áp dụng vào thực tiễn. Nếu bạn muốn nắm vững các kiến thức về pháp luật lao động để tự tin ứng dụng vào trong doanh nghiệp, bạn nhất định không được bỏ qua khóa học Nghiệp vụ nhân sự tổng hợp của Gitiho. Khóa học không chỉ giúp bạn hiểu sâu về pháp luật lao động, mà còn nắm vững các nghiệp vụ về Luật BHXH, Luật Thuế TNCN, nghiệp vụ C&B: tiền lương và phúc lợi,…

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông