Những điểm mới tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

Nội dung được viết bởi Sabrina

Ngày 17/01/2022 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dưới đây là 11 quy định mới cần lưu ý.

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

11 quy định mới về lĩnh vực tiền lương và bảo hiểm xã hội

Về lĩnh vực Tiền lương

1. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. (điểm c khoản 4 Điều 12)
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho người lao động.

2. Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17)
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng. 

3. Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 trệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17)
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng.

4. Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

quy-dinh-ve-tien-luong-bao-hiem-xa-hoi

5. Doanh nghiệp không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính với công việc có giá trị như nhau sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm đ khoản 1 Điều 12).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Không quy định xử phạt đối với hành vi này.

6. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thì người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 5 Điều 17).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Người lao động chỉ được trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác), ngoài bị xử phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian mà người lao động không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm b khoản 3 Điều 28).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Vi phạm quy định này, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền.

Hướng dẫn cách tính tiền thưởng tết, tháng lương thứ 13 trên Excel

Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội

1. Doanh nghiệp không niêm yết công khai hằng năm thông tin đóng BHXH của người lao động sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 39).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Trường hợp này chỉ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

2. Doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu thì bị xử phạt 01 – 03 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 39).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Trường hợp này chỉ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

3. Doanh nghiệp không làm thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa 75 triệu đồng (khoản 3 Điều 39).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

quy-dinh-ve-tien-luong-bao-hiem-xa-hoi

4. Doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị phạt từ 12 – 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 39).
Theo nghị định 28/2020/NĐ - CP trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

So với Nghị định 20/2020/NĐ-CP thì mức phạt được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP có tính răn đe hơn.

Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022. 11 quy định mới về tiền lương, BHXH nêu trên được so sánh với quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, theo đó kể từ ngày Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng sẽ hết hiệu lực thi hành.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà bị phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đang được xem xét, giải quyết và chưa bị ra quyết định xử phạt thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Kết luận

Trên đây là 11 quy định mới nhất tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đang làm trong nghề Hành chính Nhân sự nhất định phải cập nhật và nắm vững những quy định mới này nhé.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông