Kiến thức cơ bản về tổ chức đào tạo dành cho HR

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Trong giai đoạn hiện nay bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến việc đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp. Vì người làm hành chính nhân sự hay làm ở bộ phận đào tạo nhất định phải biết một số kiến thức cơ bản về đào tạo. Trong bài viết này Gitiho sẽ chia sẻ những phương pháp đào tạo phổ biến thường được áp dụng trong các doanh nghiệp. 

Khóa học Nghiệp vụ nhân sự cơ bản

Các phương pháp đào tạo phổ biến

Phương pháp đào tạo kèm cặp tại nơi làm việc

Đây là phương pháp thường áp dụng đối với nhân viên mới. Một bạn nhân viên mới vào sẽ được trưởng bộ phận hướng dẫn cầm tay chỉ việc về những nghiệp vụ cơ bản tại vị trí đó. Với phương pháp này người học sẽ học những kiến thức và kỹ năng từ cấp trên thông qua việc quan sát, ghi nhớ. 

  • Ưu điểm: dễ tổ chức, tiết kiệm nhiều chi phí. Người học có thể vừa học vừa làm, nếu có thắc mắc sẽ được giải đáp ngay tại nơi làm việc.
  • Nhược điểm: Người hướng dẫn không có kinh nghiệm đào tạo, dễ dẫn đến việc đào tạo không có kế hoạch, không đi từ dễ đến khó. Bên cạnh đó người học có thể học cả khuyết điểm của người dạy.
dao-tao

Phương pháp nghiên cứu tình huống

Phương pháp nghiên cứu tình huống thường được áp dụng với những vị trí quản lý cấp cao, cấp trung trở lên để nâng cao năng lực quản trị. Vì vậy phương pháp này cần người học có tính chủ động cao. 

Với phương pháp này, người học sẽ nhận tình huống từ người hướng dẫn, sau đó tự phân tích tình huống, trình bày quan điểm của mình về quan điểm đó, cuối cùng đưa ra giải pháp giải quyết tình huống, và rút ra bài học kinh nghiệm.

Xem thêm: 6 lợi ích của việc tổ chức đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

Phương pháp hội nghị

Đây là phương pháp chủ yếu dành cho lãnh đạo. Những cuộc hội nghị được tổ chức nhằm nâng cao khả năng quản trị, khả năng ra quyết định, khả năng động viên nhân viên,…

Phương pháp đào tạo trực tuyến

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống E-learning trong nội bộ doanh nghiệp. Người học sẽ sử dụng thiết bị có kết nối Internet như máy tính, điện thoại, Ipad,… để học, và có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian tổ chức.

dao-tao

Phương pháp luân phiên công tác

Với phương pháp này, nhân viên được chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. Ở mỗi bộ phận nhân viên sẽ được học những kiến thức kỹ năng khác nhau để hiểu được cách thức hoạt động của từng bộ phận. 

Phương pháp này có ưu điểm đó là nhân viên dễ dàng thích ứng và tham gia hỗ trợ khi cần. Học hỏi đa lĩnh vực, việc phối hợp giữa các phòng ban đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi một kế hoạch luân chuyển hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của nhân viên.

Xem thêm: 6 điều quan trọng khi xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

Công tác cần chuẩn bị cho buổi đào tạo

Chuẩn bị

Bộ phận hành chính nhân sự cần chuẩn bị: tài liệu, Slide, danh sách nhân viên tham gia đào tạo, phiếu đánh giá khóa học.

Ngoài ra cần chuẩn bị địa điểm, phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, máy chiếu, bút chiếu, màn chiếu, sắp xếp chỗ ngồi, phương tiện di chuyển (nếu ở xa).

dao-tao

Chào đón học viên

  • Sắp xếp chỗ ngồi.
  • Hướng dẫn giải lao, ăn trưa (nếu có), nơi thoát hiểm…
  • Điểm danh.

Kết thúc

  • Tổng kết khóa đào tạo.
  • Trao chứng nhận (nếu có).
  • Đánh giá

Kết luận

Trên đây là những phương pháp đào tạo phổ biến cũng như những công tác mà người làm hành chính nhân sự cần chuẩn bị cho một đào tạo. Để học thêm những kiến thức về nghiệp vụ đào tạo bạn hãy học ngay khóa học Nghiệp vụ nhân sự cơ bản của Gitiho nhé. Khóa học được giảng viên giảng dạy những kiến thức sát với thực tế giúp bạn dễ dàng nắm bắt và áp dụng ngay vào công việc. Đăng ký học tại khóa học Nghiệp vụ nhân sự cơ bản.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tốt!

 

 

 

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông