Lead là khái niệm quen thuộc với những người làm Marketing có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu Lead là gì chưa? và trong Marketing những loại Lead nào là quan trọng? Nếu chưa hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu về Lead trong bài viết dưới đây nhé.
Lead là một thuật ngữ chỉ sự quan tâm, hứng thú của một cá nhân hoặc tổ chức đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Những đối tượng này được gọi là khách hàng tiềm năng mà trong tương lai nếu doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận tốt sẽ trở thành khách hàng chính thức.
Một đối tượng được gọi là Lead khi doanh nghiệp nắm được những thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, email,… Doanh nghiệp thường thu thập Lead thông qua những hoạt động như khuyến mãi, dùng thử, làm khảo sát, tặng quà,…
Xem thêm: Phân biệt SEO và SEM: Đâu là chỉ số bạn nên quan tâm để tối ưu traffic?
Đây là loại Lead đang ở giai đoạn đầu trong hành trình mua hàng của khách hàng. Tức là khách hàng đã có nhận thức mơ hồ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa biết liệu doanh nghiệp này có uy tín không. Loại lead này còn được gọi là Cold-Lead.
Đối với Information Qualified Lead, doanh nghiệp hãy tập trung cung cấp những thông tin để làm rõ nhận thức của nhóm khách hàng này về sản phẩm/dịch vụ và độ uy tín của doanh nghiệp đó. Những thông tin nên được đẩy mạnh đến nhóm đối tượng này như: thông tin về doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp,…
Đây là dạng Lead ở giai đoạn thứ 2 trong quá trình chuyển đổi. Nghĩa là nhóm đối tượng này đã chuyển từ nhận thức mơ hồ sang nhận thức rõ rệt về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây nhóm khách hàng được đánh giá là tiềm năng và có thể chuyển sang phòng kinh doanh để tiếp cận, chăm sóc.
Đối tượng được coi là Marketing Qualified Lead khi thực hiện các hành động như: tải ebook, báo cáo, template, điền form đổi quà, đăng ký tư vấn,… Lead này còn có tên gọi khác là Warm-Lead.
Xem thêm: Phân loại 3 nhóm kênh truyền trong digital marketing
Đây là nhóm khách hàng thực sự tiềm năng với phòng Sale. Bộ phận Sale sẽ có trách nhiệm theo dõi và chăm sóc những Lead này, đảm bảo những đối tượng này thực hiện hành động mua hàng. Tỉ lệ chuyển đổi cao hay không đều dựa vào việc phòng Sale có chốt được những Lead này hay không. Đây là loại Lead chất lượng mà doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu.
Khi đã nắm được những Lead này, doanh nghiệp chú ý không vội vàng làm phiền liên tục, điều này sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về độ uy tín của doanh nghiệp.
Đây là nhóm khách hàng đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và chuẩn bị “xuống tiền” để trở thành khách hàng chính thức. Lead này được thu thập bằng cách tặng sản phẩm dùng thử hoặc các phiên bản miễn phí, sau khi sử dụng nếu có “ấn tượng đặc biệt” khách hàng sẽ ghi nhớ và quay lại mua sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Xem thêm: Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mà mọi Marketer phải biết
Trên đây là những chia sẻ của Gitiho về Lead hay còn gọi là khách hàng tiềm năng. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ Lead là gì và các loại Lead ứng với từng giai đoạn, để từ đó có kế hoạch thu hút và nuôi dưỡng Lead.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!