8 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Để quản lý nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng tới các mô hình quản lý nhân sự. Chúng ta thường nghe tới các mô hình quản lý nhân sự nổi tiếng như GROW, 5Ps….nhưng liệu những mô hình nổi tiếng đó có thật sự phù hợp với tình hình doanh nghiệp của bạn hay không? Nếu không, liệu còn có những mô hình quản lý nhân sự nào mang lại hiệu quả mà có thể ứng dụng trong doanh nghiệp của bạn nữa? Hãy cùng Gitiho tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Gitiho for Leading Business - Giải pháp chuyển đổi số đào tạo cho doanh nghiệp

8 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả

Các doanh nghiệp, tổ chức với ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động khác nhau sẽ có  những yếu tố chi phối khác nhau. Vì vậy, không có mô hình quản lý nào là tối ưu nhất hay tốt nhất, mà chỉ có mô hình quản lý nhân sự phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về 8 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả vô cùng được ưa chuộng để tìm kiếm đâu là mô hình quản lý nhân sự phù hợp nhất nhé!

Mô hình quản lý nhân sự theo thuyết nhu cầu Maslow

mo-hinh-quan-ly-nhan-su

Thuyết nhu cầu Maslow là một học thuyết có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: Quản trị nhân sự, các chiến dịch Marketing, nghiên cứu khách hàng,…

Theo thuyết nhu cầu Maslow, doanh nghiệp cần xác định rõ được nhu cầu và mong muốn của người lao động dựa trên tháp nhu cầu Maslow, bao gồm 5 tầng tháp tạo thành các bậc kim tự tháp. Trong đó:

  • Tầng 1- Nhu cầu sinh lý: Đây là nhóm nhu cầu cơ bản nhất, thể hiện mong muốn được ăn uống đầy đủ, giải trí, nghỉ ngơi,….
  • Tầng 2 – Nhu cầu an toàn: Khi được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, con người mong muốn được sống trong môi trường sống an toàn, đảm bảo sự an toàn cho gia đình và tài sản của họ. Đồng thời họ mong muốn có một công việc ổn định.
  • Tầng 3 – Nhu cầu xã hội: Họ mong muốn được hòa nhập và giao lưu với những cộng đồng khác trong xã hội. Họ mong muốn nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh, từ gia đình, bạn bè đến xã hội.
  • Tầng 4 – Nhu cầu được tôn trọng: Khi đã thỏa mãn mong muốn được kết giao với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, họ lại mong muốn nhận được sự yêu thương và tôn trọng của những người xung quanh.
  • Tầng 5 – Nhu cầu thể hiện bản thân: Đây là tầng cao nhất của tháp nhu cầu Maslow, có nghĩa khi con người được đáp ứng đầy đủ các yếu tố của 4 tầng bên dưới, họ sẽ bắt đầu có mong muốn được thể hiện mình, được mọi người công nhận và đánh giá cao năng lực của bản thân. Họ sáng tạo không ngừng để khẳng định mình.

Thông qua việc phân tích 5 tầng tháp nhu cầu Maslow, ta có thể thấy rằng: Đội ngũ nhân sự chỉ có thể làm việc chăm chỉ và tận tâm cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức nếu được đảm bảo về các nhu cầu cơ bản như: Ăn uống, nghỉ ngơi, chế độ lương thưởng hấp dẫn và những phúc lợi cơ bản. Sau đó doanh nghiệp cần tạo các cơ hội để nhân viên phát huy được năng lực, điểm mạnh của bản thân.

8 kỹ năng cần có của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Mô hình quản lý nhân sự GROW

Mô hình Grow là mô hình quản lý nhân sự dựa trên đào tạo và huấn luyện. Grow là viết tắt của 4 từ ứng với 4 bước:

  • Goal – Mục tiêu
  • Reality – Tình hình thực tế
  • Options (or Obstacles) – Tùy chọn (hoặc trở ngại).
  • Will (or Way Forward) – Sẵn sàng (hoặc Đường đi).

4 bước của mô hình Grow

Bước 1: Nghiên cứu con người và xây dựng các mục tiêu

Bước 2: Đánh giá tình hình thực tế tại công ty, doanh nghiệp, tổ chức

Bước 3: Đưa ra các giải pháp và lựa chọn những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.

Bước 4: Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bước vào giai đoạn huấn luyện.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su

Áp dụng mô hình GROW mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nhân sự và đồng đều hóa năng lực toàn doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ đào tạo dựa trên khung năng lực (Phần 2)

Mô hình 5Ps của Schuler

Mô hình 5Ps được phát triển bởi Schuler, là tổng hợp của 5 yếu tố:

Philosophy: Triết lý quản trị nguồn nhân lực

Policies: Chính sách quản trị nguồn nhân lực

Programs: Các chương trình quản trị

Practices: Các hoạt động và thông lệ đặt ra

Process: Quy trình quản trị nguồn nhân lực

Mô hình 5Ps được đánh giá llà mô hình quản lý nhân sự tương đối toàn diện cả về cấu trúc và các thành phần, bởi nó làm nổi bật mối liên hệ giữa các chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp, nó chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa triết lý kinh doanh, chính sách, chương trình và các thông lệ của doanh nghiệp với toàn bộ quy trình quản trị nguồn nhân lực. Đồng thời khuyến khích được nhân sự xác định được vai trò của mình trong doanh nghiệp, từ đó có động lực cố gắng.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su
Mô hình 5Ps

Mô hình quản lý nhân sự Harvard

mo-hinh-quan-ly-nhan-su

Mô hình quản lý nhân sự Havard là mô hình quản lý nhân sự tập trung vào mối quan hệ giữa người với người với những yếu tố: Giao tiếp, trao đổi, tạo động lực để nhân viên thấy được vai trò quan trọng của mình, từ đó cống hiến hết mình cho công việc. Theo đó, người lao động sẽ chịu tác động bởi 3 yếu tố chính. Đó là: Chế độ làm việc, thuyên chuyển nhân lực và lương thưởng. Vì vậy, lương thưởng, chế độ phúc lợi tốt, đồng thời người quản lý tạo được môi trường làm việc thoải mái, công bằng, khuyến khích được nhân sự học hỏi, phát triển thì nhân sự cũng sẽ có sự phản hồi tích cực và tận tâm với công việc hơn

Mô hình quản lý nhân sự kiểu Nhật (Thuyết Z)

Mô hình quản lý nhân sự kiểu nhật của William Ouchi ( Thuyết Z) sẽ chia nhân sự thành các cấp bậc để dễ dàng thấy được nhu cầu cùng đặc điểm của từng cấp mà quản lý nhân sự hiệu quả.

  • Cấp trên ( Cấp cao nhất): Nắm bắt tình hình của các cấp bên dưới, đảm bảo nhận được các phản ảnh từ cấp dưới một cách kịp thời và đưa ra các phương án xử lý đúng lúc.
  • Nhà quản lý cấp cơ sở: Người thuộc cấp này cần được cung cấp đủ quyền hạn để xử lý các vấn đề thuộc cấp cơ sở. Bên cạnh đó, nhà quản lý cấp cơ sở cần có năng lực quản lý, tính nhanh nhạy để tiếp nhận các mong muốn của nhân viên và khuyến khích nhân viên thể hiện năng lực của mình.
  • Nhà quản lý cấp trung: Đây là những người cần thống nhất được những quan điểm và ý kiến của cấp cơ sở, kết hợp với ý kiến của mình và gửi lên cấp trên. Nhóm này cần đặt quyền lợi của nhân viên lên hàng đầu, đảm bảo mang lại chế độ phúc hợp tốt nhất, giúp nhân viên luôn làm việc thoải mái và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

8 kỹ năng cần có của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Mô hình quản lý nhân sự theo thuyết X-Y

Đây là 2 thuyết nhân sự trái ngược nhau xét trên yếu tố bản chất và cách quản lý con người. Doanh nghiệp cần linh hoạt lựa chọn và kết hợp giữa 2 thuyết trên để có được mô hình quản lý hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuyết X và thuyết Y

Thuyết X ( Theory X) : Tập trung vào phân tích bản chất và mong muốn của con người, cho thấy con người có những bản chất tiêu cực như:

  • Không thích làm việc
  • Phải bị kiểm soát và theo dõi sát sao mới có thể làm việc tốt
  • Họ luôn nghĩ cho bản thân trước, đa số không có hoài bão to lớn, không nghĩ cho lợi ích chung của doanh nghiệp

Theo đó, nếu áp dụng thuyết X vào quản lý nhân sự, doanh nghiệp cần đưa ra các hình thức, chế độ thưởng phạt rõ ràng cho nhân viên để thúc đẩy những nhân viên có kết quả làm việc tốt. Đồng thời, có các hình phạt phù hợp đối với những nhân viên làm việc chưa tốt, có tác phong làm việc yếu kém.

mo-hinh-quan-ly-nhan-su

Tuy nhiên, việc thực hiện theo thuyết X đôi lúc sẽ mang tính cực đoan. Vì vậy, cần phối hợp thêm với thuyết Y để tăng tính thuyết phục và tự nguyện của nhân sự. Thuyết Y cho rằng:

  • Bản chất con người thích làm việc
  • Họ có ý thức tự điều chỉnh, học hỏi và rèn luyện khi được giao những công việc rõ ràng
  • Họ có ý thức trách nhiệm với công việc
  • Họ có khả năng sáng tạo liên tục và rất thích được đảm nhiệm các công việc đòi hỏi sự sáng tạo

Với những nội dung thuyết Y đưa ra, doanh nghiệp cần làm những điều sau đây để thúc đẩy sự sáng tạo và khơi dậy nội lực của nhân viên:

  • Luôn tin tưởng vào nghĩa vụ của mỗi thành viên trong tổ chức
  • Phân cấp phân quyền hợp lý, giao việc rõ ràng để nhân viên chủ động trong công việc, tự quản lý công việc của bản thân
  • Tạo ra các hoạt động để tăng sự gắn bó giữa các nhân viên.

Mô hình quản lý theo địa lý, khu vực

Đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại các vùng miền khác nhau thì đây là một mô hình quản lý vô cùng hiệu quả. Mô hình này giúp việc quản lý nhân viên hiệu quả, việc tiếp nhận phản hồi của nhân viên, đáp ứng nhu cầu của nhân viên ở từng vùng miền một cách hiệu quả và kịp thời. Cụ thể, chi nhánh nhỏ sẽ báo cáo mọi hoạt động về trụ sở chính.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ đào tạo dựa trên khung năng lực (Phần 2)

Mô hình quản lý ma trận

Mô hình quản lý ma trận là sự kết hợp giữa cả chiều dọc và chiều ngang nên tương đối toàn diện. Cụ thể, mỗi nhân viên sẽ được làm việc trong một phòng ban khác nhau trong mỗi dự án, đồng thời đảm nhiệm các chức năng riêng. Khi kết thúc dự án cũ và có các dự án mới, nhân viên đó có thể đảm nhiệm chức năng ở một vị trí khác. Việc quản lý nhân sự theo mô hình này có thể giúp nhân sự có cơ hội được khám phá và thể hiện bản thân ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn ý tưởng của nhân sự cho các dự án khác nhau,

mo-hinh-quan-ly-nhan-su

Tổng kết

Trên đây là 8 mô hình quản lý nhân sự nổi tiếng nhất thế giới và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Mong rằng dựa trên những thông tin này, bạn có thể tìm ra mô hình quản trị phù hợp cho doanh nghiệp mình. 

5/5 - (3 bình chọn)

5/5 - (3 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông