Năng lực cốt lõi là gì? Đâu là tiêu chí xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp?

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh để phát triển vượt bậc so với đối thủ. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải tập trung vào năng lực cốt lõi. Vậy năng lực cốt lõi là gì? năng lực cốt lõi cần phải đáp ứng những tiêu chí gì? 

Đây hẳn là những thuật ngữ chung chung mà có thể bạn đã nghe ở đâu đó nhưng chưa thực sự hiểu về nó. Vậy thì hãy cùng chúng mình đi làm rõ những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là năng lực cốt lõi?

Năng lực cốt lõi (Core competencies) là thuật ngữ chỉ khả năng hoặc lợi thế nổi bật của một doanh nghiệp, là sự thành thạo về chuyên môn hay kỹ thuật trong nghề. Năng lực cốt lõi sẽ đem lại hiệu suất cao, giúp doanh nghiệp vượt xa đối thủ cạnh tranh. 

Năng lực cốt lõi là giá trị văn hóa của mỗi doanh nghiệp (văn hóa doanh nghiệp)
Năng lực cốt lõi là giá trị văn hóa của mỗi doanh nghiệp (văn hóa doanh nghiệp)

Năng lực cốt lõi có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: chất lượng sản phẩm, sức mua của khách hàng, dịch vụ khách hàng chu đáo, quy trình làm việc, khả năng đổi mới, hình ảnh thiết kế…

Xem thêm: Từ điển năng lực là gì? Ý nghĩa của từ điển năng lực với doanh nghiệp

Khi nào một năng lực được xem là năng lực cốt lõi?

Một năng lực được xem là một năng lực cốt lõi khi năng lực đó đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Mang lại giá trị

Một doanh nghiệp được thành lập và muốn phát triển lâu dài thì doanh nghiệp đó phải mang lại giá trị cho khách hàng. Giá trị ở đây phải là giá trị vượt trội có thể gây ấn tượng với khách hàng, khiến khách hàng ghi nhớ. Nhưng hầu hết không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý đến điều này, vì bận tập trung vào việc tối ưu chi phí.

Việc tối ưu chi phí là việc cần làm, nhưng doanh nghiệp cần dồn tâm huyết vào việc mang lại giá trị vượt trội so với đối thủ. Tóm lại một năng lực cốt lõi là một năng lực phải mang lại giá trị bằng cách có được đánh giá cao từ phía khách hàng.

nang-luc-cot-loi

2. Có tính khác biệt

Năng lực cốt lõi phải là năng lực hiếm mà những đối thủ trên thị trường ít có được. Bởi những năng lực không hiếm thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra khốc liệt. Những năng lực mà doanh nghiệp nào cũng sở hữu được tức là không tạo ra thế cạnh tranh, như vậy sẽ không được gọi là năng lực cốt lõi.

Ví dụ về năng lực cốt lõi (văn hóa doanh nghiệp) của Vinamilk: 

Công ty Cổ phần sữa Vinamilk làm việc theo 6 nguyên tắc văn hóa doanh nghiệp như sau: 

6 nguyên tắc văn hóa của Vinamilk
6 nguyên tắc văn hóa của Vinamilk

Xem thêm: Kết cấu của từ điển năng lực và các chuẩn năng lực trong doanh nghiệp

3. Khó bị bắt chước

Năng lực cốt lõi là năng lực khó bị đối thủ hay các doanh nghiệp khác bắt chước. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì khi một doanh nghiệp muốn bắt chước một doanh nghiệp khác sẽ tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian. Vì vậy một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi nếu đối thủ của doanh nghiệp đó dễ dàng sao chép được. 

4. Không thể thay thế

Năng lực cốt lõi phải là năng lực không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp. Những năng lực cốt lõi thường là năng lực tiềm ẩn khó nhận ra, mà càng khó nhận ra thì càng khó bắt chước.

nang-luc-cot-loi

Ví dụ về năng lực cốt lõi

Khung năng lực tại Gitiho bao gồm năng lực lõi, năng lực chuyên môn, năng lực bổ trợ, năng lực quản lý. Trong đó năng lực lõi của công ty bao gồm 6 giá trị:

1. Tập trung vào điều quan trọng: xác định điều quan trọng cần phải thực hiện, điều mà nếu hoàn thành sẽ tạo ra sự ảnh hưởng lớn có tính hệ thống. 

2. Cùng nhau làm việc đúng: tất cả mọi người trong công ty đều xác định rõ các mục tiêu quan trọng, biết được việc mình cần làm, xác định rõ vai trò của từng người cũng như sự liên kết chéo giữa từng cá nhân, bộ phận với nhau.

3. Intergrity: tất cả mọi người luôn trân trọng lời nói của mình, đã nói gì thì phải làm và làm đúng deadline, đúng cam kết cũng như đúng chất lượng đề ra. Trong trường hợp không hoàn thành được cần thông báo cho người có liên quan, chịu trách nhiệm về hậu quả cũng như đưa ra lời cam kết mới. 

4. Giao tiếp trọn vẹn: mọi người khi làm việc với nhau cần phải giao tiếp một cách rõ ràng, thẳng thắn để không tạo ra những hiểu lầm hay vướng mắc làm ảnh hưởng đến công việc. 

5. Xem bản thân là nguồn gốc của sự việc: trong mọi việc, không bao giờ đổ lỗi cho người này người kia mà hãy coi bản thân mình là gốc rễ của vấn đề. Nếu trong công ty ai cũng thực hiện như vậy thì mọi việc sẽ được giải quyết rất thuận lợi. 

6. Trải nghiệm wow: luôn đặt bản thân mình vào vị trí, vai trò của khách hàng, đối tác, chủ động lắng nghe để hiểu nhu cầu và mối quan tâm của họ hướng đến việc đem lại cho họ những trải nghiệm vượt mong đợi. 

Ví dụ về tính năng Khung năng lực tại Gitiho
Ví dụ về tính năng Khung năng lực tại Gitiho

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng khung năng lực theo từng vị trí

Kết luận

Trên đây là thông tin về năng lực cốt lõi mà Gitiho chia sẻ với bạn đọc, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp từng bước hoàn thiện khung năng lực của công ty mình. Trong bối cảnh ngày này, việc xác định và lựa chọn năng lực lõi (giá trị văn hóa doanh nghiệp) là điều rất quan trọng đặt nền tảng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến việc xây dựng hệ thống khung năng lực toàn diện và tối ưu, có thể tham khảo hệ thống LMS của Gitiho for Leading Business tại đây nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông